CƠ CHẾ LỌC NƢỚC TIỂU

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 139 - 142)

Nước tiểu được thiết lập ở thận qua hai giai đoạn

2.1. Cơ chế lọc nƣớc tiểu

2.1.1. Giai đoạn lọc

Khi máu chảy qua hệ mao mạch, ở quản cầu Malpighi, do đường kính của động mạch vào lớn hơn động mạch ra, nên máu trong quản cầu có huyết áp lớn hơn xoang Bowman, vì thế tất cả các thành phần của huyết tương đều thấm qua xoang (trừ Protein, Lipit). Dịch được lọc gọi là nước tiểu đầu.

2.1.2. Giai đoạn tái hấp thu

Nước tiểu đầu di chuyển trong ồng sinh niệu, khi đi qua ống lượn và quai Henle sẽ có sự hấp thu toàn bộ glucose và một phần nước, một phần NaCl. Những chất tái hấp thu này sẽ đưa vào máu ở hệ mao mạch thứ 2 (vì ở đây có áp suất thấp hơn áp suất ở ống sinh niệu).

Phần nước và muối NaCl còn lại hợp với các chất như urê, axit uric, urát, Creatinin, axit Hyppuric (do ống sinh niệu tiết ra) tạo thành nước tiểu chảy xuống ống góp, chảy vào bể thận rồi theo ống dẫn tiểu xuống bàng quang.

Trao đổi nƣớc và muối khoáng ở cơ thể ngƣời trƣởng thành

Chất trao đổi Vào cơ thể Ra khỏi cơ thể

Đƣờng vào Số lƣợng Đƣờng ra Số lƣợng Nước (ml/ngày) - Uống - Ăn 2500 500 - Thở ra - Mồ hôi - Phân - Nước tiểu 400 900 200 1500 Tổng 3000 3000 Muối khoáng

(g/ngày) Thức ăn 10,5

- Mô hôi - Phân - Nước tiểu 0,15 0,25 10,00

Tổng 10,5 10,5

2.2. Chƣ́ c năng lo ̣c máu và ta ̣o nƣớc tiểu của thâ ̣n

2.2.1. Quá trình lọc máu của thận

- Lượng máu chảy qua thâ ̣n nhiều hơn các tổ chức cơ quan khác 20 lần (lượng máu qua thâ ̣n là 1,3 lít máu/phút). Ở một số cơ thể trưởng thành, 2 quả thâ ̣n lo ̣c được 60 lít máu /giờ và có khoảng 7,5 lít dịch lọc (nước tiểu đầu ) được hình thành . Như vâ ̣y nếu lượng máu của cơ thể trung bình là 5 lít, thì trong 1 ngày đêm lượng máu chảy qua thận là 280 – 290 lần (khoảng 5 phút/lần). Do cường đô ̣ hoa ̣t đô ̣ng ma ̣nh nên thâ ̣n nên đòi hỏi cung cấp mô ̣t lượng rất lớn oxy (khoảng 9 – 10% lượng oxy cấp cho toàn cơ thể)

- Quản cầu Malpighi lọc từ huyết tương của máu qua thâ ̣n hê ̣ số lo ̣c khoảng 20%. Vâ ̣y cứ 1 lít máu đến thận có khoảng 200 ml di ̣ch lo ̣c là nước tiểu đầu được hình thành và khi ta ̣o thành nước tiểu thải ra ngoài chỉ còn 2 ml (khoảng 1% của nước tiểu đầu) còn 90% được tái hấp thu ta ̣i các ống thâ ̣n

- Quá trình lọc của quả n cầu Malpighi trong thận phu ̣ thuô ̣c vào 2 yếu tố:

+ Áp suất lọc:

Áp suất lọc là giá trị chênh lệch giữa huyết áp (áp suất máu) trong mao mạch (khoảng 75 mmHg) và áp suất keo do protein tạo thành trong áp suất thẩm thấu của huyết tương (khoảng 30 mmHg) cô ̣ng với áp suất thủy tĩnh của xoang Bowman (khoảng 6 mmHg)

Nếu go ̣i: Áp suất lọc là Pl

Huyết áp mao ma ̣ch là Ph

Áp suất keo loại là Pk

Áp suất thủy tĩnh là Pt

Thì Pl = Ph – (Pk + Pt) = 75 – (30 + 6) = 39 mmHg

Áp xuất lọc phải luôn luôn có giá trị dương mới có quá trình lọc. Áp xuất lọc giảm thì lượng di ̣ch lo ̣c giảm và ngược la ̣i huyết áp cao quá trình lo ̣c tăng.

+ Màng lọc: Màng lọc có các lỗ nhỏ, nên chỉ có các vâ ̣t chất cực nhỏ đi qua (hiện tượng siêu lo ̣c ) những vâ ̣t chất lớn hơn phải nhờ vào áp suất lo ̣c mới qua được màng

Dịch lọc hay còn gọi là nước tiểu đầu , dịch lọc có thành phần gần giống với thành phần huyết tương

Mô ̣t số chất có thành phần tương đương giữa di ̣ch lo ̣c và huyết tương như glucose, acid amin, Na+

, K+... Protein trong huyết tương chỉ có những loại phân tử nhỏ hơn lỗ lọc mới có trong di ̣ch lo ̣c , vì vậy hàm lượng protein trong di ̣ch lo ̣c nhỏ hơn trong huyết tương khoảng 300 – 400 lần.

2.2.2. Quá trình tái hấp thu

Trong mô ̣t ngày đêm , 2 quả thận ở một số cơ thể (ví dụ : như Lợn trưởng thành) lọc được 7,5 lít nước tiểu đầu/giờ thì lượng nước tiểu đầu trong 1 ngày đêm là 180 lít. Song chỉ có 1 – 2 lít nước tiểu được hình thành thải ra ngoài. Bởi vì nước tiểu đầu từ xoang Bowman qua ống lượn gần , quai Henle và ống lượn xa đã xảy ra quá trình tái hấp thu nước và các chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời xảy ra quá trình trao đổi các chất ta ̣i tế bào thành ống thâ ̣n . - Tại ống lượn gần: Tái hấp thu chủ yếu là nước và ion Na+, K+, HCO3: + Na+: 90% Na+ được tái hấp thu ở ống lượn gần

+ K+: 100% K+ được tái hấp thu ở ống lượn gần

+ HCO3 (Hydro Carbonat) được tái hấp thu qua phản ứng thuâ ̣n nghi ̣ch HCO3 + H+ H2CO3 CO2 +H2O

Chiều thuâ ̣n của phản ứng xảy ra trong lòng ống lượn gần

Chiều nghi ̣ch của phản ứng xảy ra trong tế bào của thành ống lượn gần + Nướ c: 80 – 90% nước được tái hấp thu ở đây (gọi là tái hấp thu bắt buô ̣c).

- Tại quai Henle : Tính chất thẩm thấu của các tế bào biểu mô quai Henle nhánh lên và nhánh xuống là khác nhau dẫn đến quá trình tái hấp thu khác nhau

+ Ở nhánh xuống chỉ có nước được tái hấp thu còn Na +, K+ bị giữ lại trong di ̣ch lo ̣c làm cho nồng đô ̣ các chất đó tăng lên khi chuyể n qua đáy và nhánh lên.

+ Ở nhánh lên của quai Henle thì ngược lại : Toàn bộ ion Na +, K+.... được tái hấp thu c òn lượng nước bị giữ lại . Quá trình tái hấp thu ở 2 nhánh là ngược nhau, nhưng chính điều đó la ̣i thúc đẩy quá trình tái hấp thu và hỗ trợ nhau.

- Tại ống lượn xa:

+ Ở phần đầu của ống lượn xa quá trình tái hấp thu giống nhánh lên của quai Henle , các ion được tái hấp thu nhiều , nước bi ̣ giữ la ̣i đã làm cho dịch lọc loãng hơn.

+ Ở phần sau của ống lượn xa quá trình tái hấp thu nước và các chất diễn ra ma ̣nh là do các nguyên nhân sau: Do di ̣ch lo ̣c ở phần trên xuống loãng làm chênh lệch áp suất thẩm thấu và Hormone ADH (Vasopressin) ở thùy sau tuyến yên tiết ra thúc đẩy quá trình tái hấp thu nước.

- Tại ống góp: Xảy ra qú a trình tái hấp thu nước và ure là chủ yếu. Quá trình tái hấp thu nước ở đây có tác đô ̣ng tích cực của Hocmon ADH . Từ quá trình tái hấp thu nước mà nồng đô ̣ ure trong di ̣ch lo ̣c tăng , tạo điều kiê ̣n cho ure thấm qua thành ống vào di ̣ch ngoa ̣i bào . Ngoài ra ở đây còn có quá trình tái hấp thụ ion. Kết quả là nước tiểu được hình thành và đổ vào bể thâ ̣n.

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 139 - 142)