ĐẠI CƢƠNG VỀ TUYẾN NỘI TIẾT VÀ HORMONE

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 70 - 72)

1.1. Khái niệm về tuyến nội tiết

Các tuyến nội tiết trong cơ thể gồm: Tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến cận giáp trạng, tuyến thượng thận, tuyến tuỵ và tuyến sinh dục có chức năng nội tiết.

Tuyến nội tiết: Là loại tuyến không có ống dẫn, chất tiết từ tế bào tuyến trực tiếp đổ vào máu hoặc bạch huyết đi khắp cơ thể đến cơ quan mà nó tác động

Trước đây quan niệm rằng: tuyến nội tiết, tiết ra Hormone đổ vào máu đến các cơ quan cần thiết. Nhưng ngày nay cho rằng Hormone không chỉ do tuyến nội tiết mà còn do các tế bào và các tổ chức khác tiết ra:

- Hạch thần kinh, vùng đồi thị tiết Oxytoxin, Vazopresin

- Vùng dưới đồi thị tiết ra 10 Hormone (7 yếu tố giải phóng + 3 yếu tố ức chế) điều hoà hoạt động tuyến yên

- Các Synap thần kinh tiết ra Adrenalin và Axetylcholin - Tế bào tá tràng tiết ra Secretin, tế bào hạ vị tiết ra Gastrin

Tuy nhiên, trong cơ thể Hormone còn được tiết ra ở các tuyến pha – tuyến kép (là những tuyến vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết) Ví dụ: Tuyến tuỵ, tuyến gan, tinh hoàn, buồng trứng

1.2. Khái niệm về hormone

Ngày nay ta quan niệm rằng Hormone gồm những chất có tác dụng sinh học do các tuyến nội tiết, các tế bào các tổ chức tiết ra tuần hoàn trong máu. Vì thế định nghĩa về Hormone được mở rộng:

Hormone là những chất truyền tin hoá học tuần hoàn theo máu, đi từ cơ quan sản sinh đến cơ quan tiếp nhận phát huy tác dụng sinh học cao theo phương thức điều hoà ngược

Ví dụ: Insulin Horomne của tuyến tuỵ tiết thẳng vào máu có tác dụng làm giảm lượng đường huyết. Khi lượng đường huyết giảm thì đó là nhân tố ức chế tiết Insulin, vì thế lượng đường huyết dần tăng lên. Khi lượng đường huyết tăng lên đến mức độ nhất định lại kích thích tuyến tuỵ tiết Insulin để điều chỉnh làm giảm lượng đường huyết, chính đó lại là yếu tố ức chế tiết Insulin do đó lượng đường

huyết lại tăng… Đó là phương thức điều hoà ngược thường xuyên diễn ra trong cơ thể đảm bảo điều hoà chức năng hệ nội tiết

Hormone cũng như Enzym, Vitamin là những chất có tác dụng sinh học cao nhưng Vitamin phải lấy từ bên ngoài, còn Enzym và Hormone do cơ thể tự tổng hợp nên.

Hormone có tác dụng điều hoà các quá trình sinh lý quan trọng như: Sinh trưởng, phát dục, sinh sản… Còn Enzym có vai trò xúc tác sinh học. Nhiều hormone đóng vai trò là mô ̣ t CoEnzym có tác dụng hoạt hóa Enzym xúc tác quá trình trao đổi chất.

1.3. Hormone

1.3.1. Đặc tính sinh học Hormone

- Bản chất của Hormone (hầu hết do các tuyến nội tiết tiết ra), ngoài ra còn do các tế bào các tổ chức khác và neuron thần kinh tiết ra.

Hormone là những chất có tác dụng sinh học cao, điều hoà hoạt động chức năng của các cơ quan tương ứng.

- Hormone có đặc tính sinh học sau.

+ Không đặc trưng cho loài: Hormone có thể lấy từ loài động vật này có thể tác dụng cho loài động vật khác.

+ Hormone có hoạt tính sinh học cao, có thể gây tác dụng với liều lượng rất nhỏ (ví dụ: 1g Insulin làm giảm lượng đường huyết cho 125.000 con thỏ)

+ Mỗi Hormone chỉ tác dụng với một cơ quan một chức năng nhất định (ví dụ: Insulin là Hormone làm giảm lượng đường huyết, secretin thúc đẩy tiết dịch tuỵ)

+ Các Hormone thường tác dụng qua lại lẫn nhau, hiệp đồng hoặc đối kháng nhau. Do vậy, hoạt động của các tuyến nội tiết được điều hoà nhở cơ chế thần kinh - thể dịch.

1.3.2. Cơ chế tác dụng của Hormone

- Cơ chế Hormone – Màng:

Hormone tác dụng lên màng tế bào làm biến đổi tính thẩm thấu của màng tế bào và xúc tác quá trình vận chuyển các chất qua màng. Những hormone có phân tử lớn (ví dụ: protein, không thấm được qua màng nó xúc tác men Aderyn cyclaza không hoa ̣t đô ̣ng trên màng tế bào thành

Aderyncyclaza hoa ̣t đô ̣ng , men này xúc tác phản ứng chuyển ATP thành mAMP vòng (Adrenosuflmonophotphat vòng – Aderyncyclaza được coi là hê ̣ thông tin thứ hai, xúc tác các quá trình tiếp theo trong tế bào).

- Cơ chế Hormone - Gen

Hormone tác động đến gen điều hoà sự tổng hợp Protein. Ví dụ: Khi tiêm Oestrogen cho chuột cái có tác dụng tăng kích thước tử cung, tiêm cho gà mái tăng dung tích ống dẫn trứng. Điều đó chứng tỏ Hormone này đã làm tăng tổng hợp Protein thông qua gen.

- Cơ chế Hormone - Enzym

Hormone được coi như mô ̣t Co Enzym tác động lên Enzym làm tăng cường hoặc kìm hãm đặc tính của Enzym trong phản ứng sinh hoá. Ví dụ: ảnh hưởng Oestrogen lên hoạt tính của Enzym Transhydrogenaza (NADP) ở mô nhau thai đã xúc tác quá trình vận chuyển Hydro.

II. CHỨC NĂNG SINH LÝ TUYẾN NỘI TIẾT 2.1. Chƣ́ c năng sinh lý tuyến yên

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 70 - 72)