Còn gọi là hệ thần kinh dinh dưỡng vì nó điều khiển sự hoạt động của các nội quan tham gia vào thực hiện các chức năng dinh dưỡng, sinh sản, tuần hoàn... Thần kinh tự chủ gồm 2 hệ: Hệ giao cảm và phó giao cảm
2.1. Hệ thần kinh giao cảm
- Có chức năng chủ yếu là dinh dưỡng tức là làm tăng cường quá trình oxy hoá, quá trình hô hấp, tăng hoạt động tim ...
- Hệ thần kinh giao cảm gồm có: Trung khu giao cảm, hạch giao cảm và dây thần kinh giao cảm.
2.1.1. Trung khu giao cảm
Trung khu giao cảm nằm ở sừng bên chất xám tuỷ sống từ đốt sống lưng 1 đến đốt sống lưng thứ 3. Từ đây xuất phát các sợi giao cảm trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm
2.1.2. Hạch giao cảm
Nằm dọc theo cột sống, từ đốt sống vùng cổ tới đốt sống vùng hông. Các hạch này liên lạc với nhau bằng các dây nối. Hạch là trung gian của dây thần kinh giao cảm từ tuỷ sống đến các cơ quan.
2.1.3. Dây thần kinh giao cảm
Xuất phát từ các hạch giao cảm, khi đến gần các cơ quan dinh dưỡng các dây thần kinh giao cảm hợp lại với dây thần kinh phó giao cảm để tạo thành những hệ thống phức tạp gọi là đám rối thần kinh . Các dây thần kinh đi từ các vùng khác nhau:
- Vùng cổ: Từ hạch cổ trước có các nhánh đi vào đồng tử mắt, tuyến lệ, tuyến nước bọt, mạch quản vùng đầu. Từ hạch cổ giữa, hạch cổ dưới có những nhánh đi vào khí quản, phổi, tim và các mạch quản vùng ngực.
- Vùng ngực: Từ những hạch phía trước phát ra dây thần kinh gọi là dây tạng lớn. Nó gặp dây thần kinh não số X, tạo thành đám rối mặt trời. Từ đó phát ra các nhánh tới dạ dày, gan, lách, tuyến tuỵ, ruột non, mạch quản vùng tương ứng.
- Vùng hông: Xuất phát dây thần kinh giao cảm làm thành các đám rối thần kinh như sau:
+ Đám rối treo tràng phân nhánh vào ruột già ( trừ trực tràng) đến dịch hoàn, dương vật.
+ Đám rối hạ vị: Phát ra nhiều dây, phân nhánh vào trực tràng, bàng quang, cơ quan sinh dục và mạch quản vùng chậu hông.
2.2. Hệ thần kinh phó giao cảm
- Có chức năng bảo vệ là chủ yếu (vận động: co hẹp đồng tử, kìm hãm hoạt động cơ tim. Hệ thần kinh phó giao cảm cũng bao gồm trung khu hạch, dây thần kinh phó giao cảm.)
2.2.1. Trung khu phó giao cảm
Nằm tại 3 nơi: Não giữa, hành tuỷ và sừng bên chất xám tuỷ sống vùng khum.
2.2.2. Hạch thần kinh phó giao cảm
Nằm xa trung khu, nhưng lại ở gần ngay tại cơ quan mà nó điều khiển.
2.2.3. Dây thần kinh phó giao cảm
Ở đâu có dây thần kinh giao cảm đi tới thì ở đó có dây thần kinh phó giao cảm đi qua. Có các loại dây như sau.
- Dây thần kinh phó giao cảm, xuất phát từ não giữa đi đến mi mắt và đồng tử mắt.
- Dây thần kinh phó giao cảm xuất phát từ hành tuỷ dẫn đến tuyến lệ, tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, dưới tai, đến tim, phổi, gan, lách, tuỵ tạng, ruột non, thận...
- Dây thần kinh phó giao cảm vùng khum: Dẫn đến trực tràng, bàng quang và cơ quan sinh dục...
2.3. Chƣ́ c năng sinh lý hê ̣ thần kinh tƣ̣ chủ
Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động tưởng như mâu thuẫn, đối kháng nhau, nhưng chính sự đối kháng này đã làm cho hoạt động cuả các cơ quan mà chúng điều khiển trở nên cân bằng.
Hoạt động của hệ thần kinh tự chủ có tác dụng điều hoà sự hoạt động của mỗi cơ quan, ăn khớp với nhau trong sự điêù hoà chung của toàn bộ cơ thể.
Cụ thể đối với sự điều tiết hoạt động của một số cơ quan như sau:
Tên cơ quan Tác dụng
Của hệ giao cảm
Tác dụng của hệ phó giao cảm
Nhịp tim Cơ tim Mạch máu Ống tiêu hóa Tuyến nước bọt Mắt
Tuyến mồ hôi Tuyến mũi, tuyến lệ Cơ mi mắt Gan Túi mật Bàng quang Dương vật Tăng nhịp tim Tăng lực co Co mạch quản Giảm nhu động ruột Giảm chế tiết
Giãn đồng tử Tăng bài tiết Giảm bài tiết Giãn cơ
Giải phóng glucose Giãn Giãn Xuất tinh Giảm nhịp tim Giảm lực co Giãn mạch quản Tăng nhu động ruột Tăng chế tiết
Co đồng tử Giảm bài tiết Tăng bài tiết Co rút
Tổng hợp glycogen Co
Co
Cương cứng
- Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm phát sinh hàng loạt ảnh hửơng phức tạp và rộng rãi đối với hoạt động của các cơ quan và tổ chức.
- Hoạt động của hệ thần kinh thực vật là không theo ý muốn, nhưng trong một chừng mực nào đó vẫn chịu sự chi phôí, điều tiết của lớp vỏ đại não.
Ví dụ: Khi lo sợ, hồi hộp tim đập nhanh, là do ảnh hưởng của vỏ não làm hưng phấn thần kinh giao cảm.
- Có những dược chất làm tăng cường hoặc kìm hãm hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
- Chất tăng cường giao cảm: Adrenalin, Ephedrin, Cocain. - Chất ức chế giao cảm: Esgotamin, Yohimbin
- Chất tăng cường phó giao cảm: Pilocarpin, Axetylcholin, Axeril - Chất ức chế phó giao cảm: Atropine
- Ngoài ra có những thuốc phong bế các hạch thần kinh giao cảm, phó giao cảm là những chất ngăn chặn sự dẫn truyền xung động thần kinh qua Synap, như aminazin, chlopromazin, hexamethonium.
- Người ta có thể sử dụng những thuốc trên tăng cường hay ức chế hoạt động của hệ giao cảm và phó giao cảm trong lâm sàng thú y.
Ví dụ: Tiêm Atropine làm giảm cơn đau bụng (vì Atropine có tác dụng ức chế sự hưng phấn của hệ phó giao cảm).
2.4. Mối tƣơng quan sinh lý giữa hệ não tủy và hệ thần kinh tử chủ
Giữa hệ não tuỷ và hệ thần kinh tự chủ luôn có tác động liên hệ với nhau trong một cơ thể thống nhất.
- Ảnh hưởng của ý thức tâm lý (do hệ não tuỷ) có thể tác động đến hệ thần kinh tự chủ. Ví dụ:
+ Khi con vật sợ hãi làm tim đập nhanh
+ Con vật có thể nuốt thức ăn, hay thở (do thần kinh tự chủ) hoặc có thể không nuốt, hoặc nín thở, hay thở cố (do hệ thần kinh não tuỷ).
+ Con vật gửi thấy mùi thức ăn, nghe thấy tiếng động khi chuẩn bị bữa ăn (do hệ thần kinh não tuỷ) và như vậy nó tiết nước bọt (do hệ thần kinh tự chủ)
* Tóm lại: Hệ não tuỷ và hệ thần kinh tự chủ luôn luôn hoạt động và liên hệ với nhau để cơ thể hoạt động nhịp nhàng.