TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 97 - 102)

Ruột non được cấu tạo bằng 2 lớp cơ trơn: cơ vòng ở trong và cơ dọc ở ngoài. Ruột non vận động dưới 3 hình thức.

3.1.1. Vận động co thắt

- Do cơ vòng co dãn, dưỡng chấp được dồn đến một đoạn ruột nào đó, cơ vòng ở đoạn ruột này co và dãn ở nhiều điểm, chia đoạn ruột đó thành nhiều đốt thắt lại. Sau đó mỗi đốt lại co thắt để tạo thành 2 đốt mới. Co thắt có tác dụng làm cho dưỡng chấp hỗn hợp với dịch tiêu hoá và dưỡng chấp tiếp xúc với niêm mạc ruột tạo điều kiện cho tiêu hoá và hấp thu.

- Tần số và biên độ co thắt cao nhất ở tá tràng, đến không tràng và hồi tràng là thấp nhất.

3.1.2. Vận động lắc lư

Vận động này được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ dọc. Khi dưỡng chấp đi vào một đoạn ruột non, thì cơ dọc của đoạn ruột này co dãn nhịp nhàng làm cho đoạn ruột đó lúc kéo dài ra, lúc co ngắn lại, nhờ đó dưỡng chấp được lắc đi lắc lại trộn đều với dịch tiêu hoá.

3.1.3. Nhu động

Là loại vận động theo làn sóng chậm chạp, được hình thành do cơ vòng của đoạn ruột đó co bóp và cơ vòng của đoạn ruột kế tiếp dãn ra. Sau đó đoạn ruột dãn ra lại co lại... cứ như thế nhu động diễn ra liên tục đẩy dưỡng chấp di chuyển trong ruột non với tốc độ chậm.

3.2. Tiêu hó a hóa ho ̣c

Dưỡng chấp được tác động bởi các Enzym có trong dịch tuỵ, dịch ruột và dịch mật.

3.2.1. Thành phần, tính chất và tác dụng của dịch tuỵ - Thành phần, tính chất

Dịch tuỵ không màu và có tính bazơ: Lợn: pH = 7,7 - 7,9 Bò: pH = 8,0

Dịch tuỵ gồm 90% là nước, vật chất khô 10% gồm: + Chất vô cơ: NaHCO3, NaCl, CaCl2, Na3PO4...

+ Chất hữu cơ gồm các Enzym: Tripsin, Saccaraza, Lipaza...

+ Enzym tiêu hoá Protein:

Tripsinogen Tripsin

Tripsin là Enzym tiêu hoá Protein mạnh và chủ yếu của dịch tuỵ. Tripsin

Protein  Polypeptit  Aminoaxit

Enzym Eterokinaza do dịch ruột tiết ra để hoạt hoá Tripsinogen thành Tripsin hoạt động

Enzym Kimotripsin có tác dụng như Tripsin nhưng yếu hơn, khi mới tiết ra nó ở dạng Kimotripsinozen không hoạt động, nhờ sự hoạt hoá tripsin trở nên hoạt động.

Tripsin

Kimotripsinogen  Kimotripsin Kimotripsin

Protein  Polypeptit  Aminoaxit

Enzym Polypeptitdaza: Thuỷ phân polypeptit thành Aminoaxit

+ Enzym tiêu hoá Gluxit Amilaza: Thuỷ phân tinh bột thành đường, Amilaza của dịch tuỵ mạnh hơn nhiều hơn Amilaza của nước bọt.

Tinh bột Maltose

Mantose 2Glucose

Lactose Glucose + Galactose

Saccarose Glucose + Fructose

+ Enzym tiêu hoá Lipit: do Enzym lipaza

Lipit Glyxerin + axit béo Lipaza ở dịch tuỵ tiết mạnh hơn Lipaza ở dịch vị

3.2.2. Thành phần tính chất tác dụng của mật Amilaza H2O Mantaza H2O Lactaza H2O Saccaraza H2O Lipaza H2O EnteroKinaza

- Mật không ngừng được sinh ra ở gan và được dự trữ trong túi mật chỉ khi cần thiết cho tiêu hoá nó mới đổ vào tá tràng (5 - 10 phút trước khi ăn). ở ngựa, lạc đà không có túi mật thì mật theo ống dẫn đổ vào tá tràng.

- Mật là một chất lỏng, nhầy, vị đắng, có màu thấm (gia súc ăn cỏ) và có màu vàng xanh với gia súc ăn thịt. Mật có pH = 7,5. Trong mật chứa 90% là nước 10% là vật chất khô gồm: Chất nhầy muxin, các muối mật. Ví dụ:

+ axit mật gồm có: axit colic, Deoxycolic và Glycocolic Gluconatnatri,

+ Các sắc tố mật (Bilirubin, Biliverdin...)

- Tác dụng: Mật tuy không có Enzym tiêu hoá, song nó giữ vai trò quan trọng trong tiêu hoá vì nó:

+ Kích thích nhu động ruột

+ Trung hoà axit của dưỡng chấp (HCl)

+ Nhũ tương hoá mỡ tạo điều kiện cho Enzym Lipaza hoạt động có hiệu quả + Làm tăng tác dụng của Lipaza, Amilaza và Proteaza

+ Cắt các hạt mỡ thành những hạt nhỏ để hấp thu qua nhung mao ruột dễ dàng + Axit mật có khả năng hấp phụ trên bề mặt của nó những hạt mỡ nhỏ để hấp thu axit mật thì hấp thu luôn các hạt mỡ.

+ Axit mật kết hợp với axit béo tạo ra phức chất tan giúp cho hấp thu axit béo ở ruột non.

+ Mật giúp cho việc hoà tan Vitamin tan trong dầu

- Lượng mật tiết ra trong một ngày đêm của các loài gia súc như sau: + Lợn: 2,4 - 3,8 lít

+ Bò 7,0 - 9,5 lít + Ngựa 6,0 - 7,8 lít

+ Dê, cừu 1,0 - 1,5 lít

3.2.3. Thành phần, tính chất, tác dụng của dịch ruột

Dịch ruột có 2 loại tuyến ở niêm mạc ruột tiết ra là: - Lieberkun: Phân bố dọc suốt niêm mạc ruột non - Brunner: Chỉ phân bố ở đoạn tá tràng.

Dịch ruột là chất lỏng nhớt không màu pH = 8,2 - 8,7 Dịch ruột chứa 99% là nước, 1% vật chất khô gồm có:

+ Enzym tiêu hoá Protein (Aminopeptidaza, Dipeptidaza, Prolindaza, Enterokidaza, nucleaza, nucletiaza)

+ Enzym tiêu hoá Lipit (Lipaza, Photpho Lipaza, Cholestero-esteraza) + Enzym tiêu hoá Gluxit (Amilaza, Maltaza, Saccaraza, Lactaza)

- Hỗn hợp dịch ruột với thức ăn tạo thành hỗn hợp nửa lỏng chiếm một lượng khá lớn trong ruột non gọi là dưỡng chấp. Lượng dưỡng chấp của các loài như sau:+ Lợn: 15,0 lít + Cừu: 14,0 lít

+ Bò: 14,5 lít + Ngựa: 14,7 lít

- Tác dụng của các Enzym ở dịch ruột: + Enzym tiêu hoá Protein:

Dipeptidaza: Dipeptit 2 Aminoaxit

Pronlidaza:

Protein Amonoaxit + Prolin

Enterokidaza: Hoạt hoá Enzym Tripsinozen thành Tripsin + Enzym phân giải axit nuclêic

Các quá trình biểu diễn như sau

Nucleaza

Axit Nuclêic  Nuclêotit Nucleotidaza

Nuclêotit  Nucleocit Nucleosidaza

Nucleocit  Kiềm Purin + Pentose + H3PO4 + Enzym tiêu hoá Lipit:

Lipaza, Photpho Lipaza, Cholestero – Esteraza

Ví dụ: Liptit Glyxerin + axit béo + Enzym tiêu hoá Gluxit:

Amilaza:

Tinh bột Maltose

Maltaza: Maltose 2Glucose

Dipeptidaza H2O Prolindaza H2O Lipaza H2O Maltaza H2O Lactaza H2O Amilaza H2O

Lactaza: Lactose Glucose + Galactose

Saccaraza: Saccarose Glucose + Fructose

3.3. Kết quả tiêu hóa ở ruột non

Những chất từ dạ dày xuống ruột non được biến thành dưỡng chấp. Dưỡng chấp gồm: Nước khoáng, Vitamin, Gluxit, Protein, Lipit,

- Gluxit: Glucose, Galactoza, Fructoza - Protein: Amino axit

- Lipit: Glyxerin và axit béo, ngoài ra còn Lipit dạng nhũ tương nhỏ li ti rất dễ hấp thu.

Nhìn vào thành phần dưỡng chấp ta thấy dinh dưỡng gồm những chất đơn giản cơ thể dễ hấp thu.

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 97 - 102)