Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Tỉnh trong giai đoạn 2012-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 47 - 52)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.131,5km2, bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nước. Dân số trung bình 1.236.250 người, mật độ dân số 240 người/km2, cơ cấu dân số năm 2012 nam chiếm 50,69%, nữ 49,31%. Tỉnh gồm 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý 14o32’ - 15o25’ vĩ Bắc, 108o06’ - 109o04’ kinh Đơng; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà Bồng và Tây Trà; phía nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới các huyện Đức Phổ, Ba Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ; phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới huyện Ba Tơ; phía đơng giáp biển Đơng, có đường bờ biển dài gần 130km với 5 cửa biển chính là Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh.

Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển, đồi núi chiếm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (trừ đồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ).

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình năm trên 25

trung từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau (chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm); bình qn 4 năm có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi. Tổng lượng bức xạ lớn thuận lợi cho việc phơi sấy; sử dụng năng lượng mặt trời trong công nghiệp chế biến nông – lâm - thuỷ sản, làm muối và sản xuất điện năng (năng lượng gió).

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ thống phân loại của FAO - UNESCO, trên diện tích 513.688,14 ha, Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Chín nhóm đất chính là: cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mịn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng (chiếm 74,65% diện tích đất tự nhiên) thích hợp với cây cơng nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn ni gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sơng (chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên), thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây cơng nghiệp ngắn ngày.

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2002, Quảng Ngãi có tổng diện tích 513.688,14 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp có 101.535,39 ha (chiếm 19,76% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh); đất lâm nghiệp 150.456,72 ha (chiếm 29,28%); đất chuyên dùng 21.720,45 ha (4,22%); đất ở đô thị 970,11 ha (0,18%); đất ở nông thơn 5.879,45 ha (1,14%) cịn lại là đất chưa sử dụng có 233.126,10 ha (chiếm 45,38%).

Tiềm năng đất chưa sử dụng còn nhiều. Đây là địa bàn để phân bổ các cơ sở công nghiệp, phát triển sản xuất nông – lâm - nghiệp. Dự kiến trong 10 năm tới có thể khai thác thêm trong quỹ đất chưa sử dụng này khoảng 80 nghìn ha, trong đó trên đất bằng khoảng 6,5 nghìn ha, trên đất đồi núi khoảng 73 nghìn ha, trên vùng mặt nước khoảng 0,5 nghìn ha.

Theo kết quả kiểm kê rừng tồn quốc, diện tích đất rừng tồn tỉnh năm

diện tích trồng rừng 34,7 nghìn ha. tỷ lệ che phủ của rừng mới đạt 27,6% ( cả nước 33,2%, duyên hải miền Trung là 34,5%). Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều loại gỗ như: trắc, huỳnh, đinh hương, sến, kiền kiền, gụ, giồi…Trữ lượng gỗ khoảng 9,8 triệu m3. So với các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, vốn rừng tự nhiên của Quảng Ngãi rất ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Song, so về trữ lượng (tính trên 1 ha) thì trữ lượng các loại rừng của Quảng Ngãi cao hơn mức trung bình của cả nước.

Tài ngun khống sản khơng đa dạng về chủng loại, chủ yếu là khống sản phục vụ cho cơng nghiệp vật liệu xây dựng, nước khoáng và một số khống sản khác.

Những khống sản có thể khai thác trong 10 năm tới là: graphít trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cho phép đưa vào khai thác 2,5 triệu tấn, hàm lượng cácbon trung bình 20%, có nơi 24% nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh; silimanhit trữ lượng 1 triệu tấn, phân bổ ở Hưng Nhượng (Sơn Tịnh); than bùn ở Bình Phú (Bình Sơn) trữ lượng 476 nghìn m3; cao lanh ở Sơn Tịnh trữ lượng khoảng 4 triệu tấn. Đá xây dựng gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng, rải đường giao thông, áp tường, lát nền, trữ lượng trên 7 tỷ m3, phân bố ở Đức Phổ, Trà Bồng và một số huyện khác; nước khống ở Thạch Bích (Trà Bồng), Đức Lân (Mộ Đức), Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) và Sơn Tịnh.

Là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gần với trung tâm kinh tế lớn của vùng là thành phố Đà Nẵng qua tuyến hành lang kinh tế quốc lộ 1A và các tuyến đường thủy qua cảng Dung Quất, Sa Kỳ, giáp với vùng Tây Nguyên giàu tiềm năng phát triển, Quảng Ngãi có điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ và hình thành các liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng, đặc biệt là liên kết trong đầu tư, thông tin và cơng nghệ ngoại vùng; Có lợi thế trong phát triển kinh tế biển, với KKT tổng hợp Dung Quất có các ngành cơng nghiệp quy mơ lớn, mang ý nghĩa vùng và toàn quốc và các

ngành thuỷ sản, du lịch, giao thông vận tải biển. Khu kinh tế Dung Quất được hình thành và mở rộng, đặc biệt là Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào sản xuất, đóng góp vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và đây cũng là một cơng trình trọng điểm quốc gia góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của tỉnh, của vùng và của cả nước. 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi năm 2012-2016 đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tổng sản phẩm tăng đáng kể. Các ngành, thành phần, vùng kinh tế đều phát triển. Giáo dục, đào tạo; khoa học, cơng nghệ có bước chuyển biến tích cực. Các vấn đề xã hội được chú trọng thực hiện; đời sống của nhân dân được cải thiện; quốc phịng, an ninh được giữ vững; chính trị - xã hội ổn định. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 7,2%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 62%, dịch vụ chiếm 24%, nông nghiệp chiếm 14% trong tổng GRDP; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 47%, công nghiệp chiếm 28%, dịch vụ chiếm 25%; quy mô tổng sản phẩm (giá so sánh năm 1994) đạt 12.410 tỷ đồng, tăng 3.652 tỷ đồng so với năm 2010 (tính theo giá thực tế đạt

66.578 tỷ đồng, tăng 37.303 tỷ đồng); GRDP bình quân đầu người đạt 2.485 USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15.860 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2011, trong đó vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý là 4.233,117 tỷ đồng. Chất lượng, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của nền kinh tế được nâng lên; chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và môi trường đầu tư được cải thiện.

Tuy nhiên, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015-2020), tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để hoàn thành các

mục tiêu của nhiệm kỳ 2015-2020; đó là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân 6 - 7%/năm (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.600 - 4.000 USD; tỷ trọng công nghiệp chiếm 60 - 61%, dịch vụ chiếm 28 - 29%, nông nghiệp chiếm 11 - 12% trong tổng GRDP; huy động tổng tổng vốn đầu tư tồn xã hội 5 năm ít nhất 90.000 tỷ đồng…. Năm 2016 đã thực hiện đạt được một số kết quả tích cực, tổng sản

phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 5,0% so với năm 2015; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 16.670 tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2015, trong đó vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý là 3.520,991 tỷ đồng. Phần lớn các sản phẩm cơng nghiệp đều tăng, trong đó nhà máy lọc dầu Dung Quất vượt công suất (đạt 6,787 triệu tấn). GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 50 triệu đồng/người, tương đương 2.293 USD/người.

Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh giai đoạn 2012 - 2016

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Tổng GTSX (giá 1994) 31,004 31,642 32,259 141.001 148,002 - Nông, lâm, thủy sản 3,174 3,165 3,294 111,796 13,164 - Công nghiệp, xây dựng 22,132 22,810 23,166 143,1 116,404

- Dịch vụ 5,698 5,667 5,798 16,961 18,432

2. Cơ cấu kinh tế (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông, lâm, thủy sản 15,7 15,3 15,7 14 11.5

- Công nghiệp, xây dựng 61,5 61,9 61,5 62 61

- Dịch vụ 22,9 22,8 22,8 24 28.5

(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực của tỉnh được nêu trong Bảng 2.1 có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trên cơ sở khai thác lợi thế của từng

ngành. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển đổi đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và thu hút các nguồn vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 47 - 52)