Tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 109 - 111)

- Quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý vốn đầu tư chưa thống nhất

3.2.8.Tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

3.2. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối vớ

3.2.8.Tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong dây chuyền quản lý vốn đầu tư, quyết định giá trị tài sản của công trình đưa vào sử dụng.

Trong thực tế công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của tỉnh còn chậm và nhiều sai sót. Tình trạng chủ đầu tư và nhà thầu đề nghị quyết toán cao hơn giá trị đích thực, công trình xây dựng hoàn thành chậm quyết toán đang là phổ biến. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt dự án hoàn thành, như vậy là "vừa đá bóng vừa thổi còi". Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan với chủ đầu tư trong việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số liệu cấp phát, thanh toán cho công trình, dự án hoàn thành; thì công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán sẽ tiềm ẩn nhiều tiêu cực và khó phát hiện. Để khắc phục những tồn tại đó cần thực hiện các giải pháp: - Áp dụng nghiêm các hình thức xử phạt chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà thầu tư vấn có hành vi vi phạm các quy định về thời gian quyết toán chậm, nghiệm thu, thanh toán sai khối lượng và làm sai lệch giá trị quyết toán vốn đầu tư được quy định tại Điều 12, Điều 18, Điều 24, Nghị định 126/2004/NĐ- CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ. Khắc phục tư tưởng thấy công trình khánh thành là xong công việc.

- UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành, nắm chính xác số lượng dự án đầu tư hoàn thành bằng vốn NSNN đến nay chưa quyết toán, để có giải pháp xử lý cụ thể.

- Tuỳ theo quy mô và tính chất phức tạp của từng dự án, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp thẩm tra hoặc trình UBND tỉnh thành lập Tổ tư vấn thẩm tra báo cáo quyết toán. Song, trách nhiệm chính vẫn là cơ quan chủ trì thuộc Sở Tài chính và do cá nhân cán bộ thẩm tra quyết toán đảm nhận.

- Bố trí cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán phải có đủ năng lực để phát hiện ra những sai phạm, như khối lượng khai khống, áp dụng định mức, đơn giá cao hơn quy định, phải đảm bảo thời gian thẩm tra đúng quy định. Kiến quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, vụ lợi các nhân, thông qua việc hợp thức hoá cho nhà thầu.

- Trong thẩm tra quyết toán phải chú ý đến đơn giá, khối lượng, chất lượng, chủng loại vật liệu, đối chiếu với dự toán được duyệt và các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công, khối lượng phát sinh và các tài liệu liên quan khác. Không thẩm định quyết toán khi chưa đủ thủ tục theo quy định.

- Khi thanh tra nếu phát hiện cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sai quy định gây lãng phí vốn đầu tư, phải xử lý nghiêm theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 84/2006/NĐ-CP về mức xử phạt "Hành vi

vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước gây lãng phí" .

- Hiện nay việc cải tạo, sửa chữa hoặc nâng cấp các công trình xây dựng hầu như không còn hồ sơ pháp lý ban đầu. Muốn lập phương án sửa chữa thì phải thuê tư vấn khảo sát, đo vẽ để thiết kế, lập phương án sửa chữa, gây lãng phí NSNN. Những trường hợp đó phải xử lý trách nhiệm những người không lưu trữ hồ sơ, hoặc lập phương án sửa chữa, cải tạo không căn cứ vào hồ sơ pháp lý ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 109 - 111)