Quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 96)

- Quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý vốn đầu tư chưa thống nhất

3.2.1.Quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng

3.2. Những giải pháp chủ yếu hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối vớ

3.2.1.Quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng

- Xây dựng cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực: giành đầu tư đặc biệt về ngân sách, các nguồn tài chính, các phương tiện vật chất kỹ thuật... tạo điều kiện cho KT-XH của tỉnh phát triển toàn diện, vững chắc.

- Phân công, phân cấp cho các Ban ngành và các huyện, thị trong tỉnh được thực hiện một số chức năng quyền hạn ưu tiên về thu hút vốn, về quản lý dân cư, xây dựng cơ bản, nhà đất, các cơng trình phúc lợi, các cơng trình văn hố, nghệ thuật... trên địa bàn.

- Tổ chức hội nghị rộng rãi với các nhà đầu tư để giới thiệu những ngành, lĩnh vực, khu vực, những cơng trình, dự án ưu tiên và các chính sách ưu tiên... nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Xây dựng quy chế quan hệ giữa tỉnh với Trung ương, với các tỉnh lân cận và giữa các huyện thị trong tỉnh để tăng cường phối hợp, mở rộng các hình thức liên kết, tạo sức mạnh tổng hợp trong việc triển khai thực hiện quy hoạch.

- Thực hiện cơng khai hố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030. Tuyên truyền, thu hút sự chú ý của nhân dân và mở rộng sự hiểu biết về công tác quy hoạch trong cán bộ viên chức, trong dân cư, trong giới kinh doanh và các nhà đầu tư để thực hiện quy hoạch.

- Phổ biến rộng rãi trong nhân dân các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ được quy hoạch và khuyến khích ưu tiên.

- Cụ thể hóa các nội dung quy hoạch vào các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp ủy, chính quyền.

- Thường xuyên cập nhật, cụ thể hóa các nội dung quy hoạch và cụ thể hóa quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm, hàng năm

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch;

Quy hoạch xây dựng là khâu hết sức quan trọng trong quy trình quản lý vốn đầu tư. Tuy nhiên công tác quy hoạch thời gian qua của tỉnh còn nhiều bất cập: Còn tư tưởng chủ quan cục bộ địa phương, chưa gắn trách nhiệm của người đứng đầu, bố trí vốn quy hoạch hàng năm chưa thỏa đáng, quy hoạch chưa được cơng khai thường xun, cịn tình trạng xây dựng không theo quy

hoạch, bổ sung chắp vá và thiếu mỹ quan gây lãng phí trong đầu tư. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế thất thoát vốn đầu tư XDCB, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Công tác quy hoạch phải đi trước một bước đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH với quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất, giữa quy hoạch chung với quy hoạch chi tiết. Ưu tiên bố trí vốn hợp lý cho cơng tác quy hoạch. Có như vậy thì cơng trình xây dựng xong, khơng phải phá đi để di chuyển địa điểm như thời gian vừa qua.

- Tăng cường quản lý và chấm dứt việc giao đất, cấp phép xây dựng không theo quy hoạch, đảm bảo các quy hoạch KT-XH, quy hoạch xây dựng sau khi được phê duyệt phải được chỉ đạo thực hiện thống nhất. Nếu xây dựng không theo quy hoạch được duyệt thì kiên quyết khơng bố trí vốn đầu tư, người đứng đầu quyết định sai phải được xử lý thỏa đáng và chịu trách nhiệm bồi thường vật chất.

- Đổi mới phương pháp quy hoạch, lựa chọn các đơn vị tư vấn có chất lượng chun mơn cao để thực hiện các đồ án quy hoạch. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch phải có sự tham gia của các chuyên gia, tư vấn giỏi. Tổ chức công bố công khai quy hoạch được duyệt theo quy định để nhân dân biết và giám sát thực hiện.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch, kiên quyết xử lý các trường hợp xây dựng trái phép không theo quy hoạch được duyệt, đặc biệt đối với các trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án không phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

3.2.2. Đổi mới cơng tác kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Thực hiện công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư từ NSNN

tỉnh

Kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm phải được công khai, minh bạch tất cả các nguồn hình thành vốn đầu tư, như: nguồn vốn XDCB tập trung của Tỉnh; nguồn vốn XDCB phân cấp cho ngân sách huyện; nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi; nguồn vốn huy động của nhân dân và vốn tài trợ của nước ngồi (nếu có)... Đồng thời thực hiện cơng bằng trong phân bổ vốn, hạn chế tình trạng "xin - cho" trong xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm.

- Kế hoạch vốn đầu tư tập trung xử lý dứt điểm nợ đọng kéo dài trong

XDCB

UBND tỉnh cần tích cực chỉ đạo cơng tác rà sốt, thống kê chính xác số nợ XDCB, có xác nhận của cơ quan KBNN, để bố trí kế hoạch vốn thanh tốn dứt điểm trong năm, khơng để phát sinh thêm nợ mới, làm mất khả năng cân đối ngân sách. Chấm dứt tình trạng đầu tư tùy tiện, khởi công xây dựng khi dự án chưa được duyệt theo lối "tiền trảm hậu tấu". Phải xây dựng cơ cấu kế hoạch theo thứ tự ưu tiên: trả nợ- chuyển tiếp- khởi cơng mới. Kiên quyết khơng bố trí vốn cơng trình chuyển tiếp và khởi cơng mới khi chưa xử lý dứt điểm nợ đọng. Đồng thời cần bố trí đủ vốn để đầu tư dứt điểm các dự án nhóm C thực hiện bị kéo dài quá 3 năm, để đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả.

- Thực hiện phân cấp hơn nữa trong quản lý vốn đầu tư từ NSNN tỉnh Kế hoạch vốn đầu tư phải gắn liền với việc tiếp tục phân cấp ủy quyền trong công tác quản lý dự án ĐTXD. Cụ thể, phân cấp cho Chủ tịch UBND các huyện, thành phố được quyết định đầu tư, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả trúng thầu, thanh quyết toán vốn đầu tư đối với tất cả các dự án thuộc

nguồn vốn ngân sách cấp trên cơ sở kết quả thẩm định của tổ chức tư vấn và các phịng chun mơn của huyện, thành phố.

Trong dự toán NSNN hàng năm, ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho các xã nghèo miền núi và bãi ngang ven biển, kinh tế kém phát triển, nguồn thu ngân sách thấp, vùng thường xuyên bị thiên tai đe dọa... để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư quan trọng và cấp thiết vượt quá khả năng cân đối của địa phương. Góp phần cùng với việc kích thích huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư XDCB.

- Kế hoạch hoá vốn đầu tư phải tuân thủ các nguyên tắc bố trí vốn ngân sách

Chỉ lập, bố trí vốn cho một dự án khi: Dự án đó phải nằm trong quy hoạch xây dựng được duyệt, đã đảm bảo đủ điều kiện để thi cơng theo quy định, bố trí vốn tối thiểu 30% giá trị tổng dự tốn hoặc gói thầu được phê duyệt, tránh trình trạng bố trí vốn tách rời mục tiêu hồn thành cơng trình tạo ra khối lượng dở dang, chậm đưa cơng trình vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Các dự án được ghi kế hoạch vốn thực hiện đầu tư, Chủ đầu tư phải hoàn thành việc phê duyệt dự án, thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn chậm nhất là ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch. Thực hiện phân bổ vốn đầu tư công đảm bảo theo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên như sau:

Nguyên tắc: (1)Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. (2)Thực hiện các mục tiêu, định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh; ưu tiên thực hiện 3 khâu đột phá và nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. (3)Đảm bảo khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn NSNN và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. (4)Bố trí vốn tập trung, hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải; đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn; đúng tiến độ để hoàn thành dự án. (5)Tập trung bố trí vốn để hồn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cơng trình

trọng điểm. (6)Bố trí vốn đối ứng (phần vốn ngân sách địa phương) để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia, Chương trình mục tiêu. (7)Thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật. (8)Dành lại dự phòng 10% tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn.

Thực hiện thứ tự ưu tiên bố trí vốn: (1)Xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và trả nợ ngân sách. (2)Các cơng trình dự kiến hồn thành trong kỳ kế hoạch. (3)Đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. (4)Tham gia thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP). (5)Thực hiện các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt.

(6)Công tác chuẩn bị đầu tư. (7)Số vốn cịn lại bố trí khởi cơng mới các dự án thật sự cần thiết, cấp bách, đủ thủ tục đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tập trung vốn để hồn thành các cơng trình trọng điểm, sớm phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện và tuân thủ các quy định ở các dự án đầu tư nguồn vốn ngân sách, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư; kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc của các chủ đầu tư trong quản lý đầu tư xây dựng cơng trình.

- Thực hiện có hiệu quả quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình trên địa bàn tỉnh, nhất là quy định phân công, phân cấp và uỷ quyền thực hiện quản lý dự án đầu tư trên địa bàn; tăng cường trách nhiệm của người quyết định đầu tư và cá nhân liên quan trong các khâu: khảo sát, lập dự án, thẩm định dự án, quyết định đầu tư, tổ chức thi công, giám sát, nghiệm thu thanh quyết tốn cơng trình...

3.2.3. Nâng cao chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

Để nâng cao chất lượng công tác tư vấn trong việc lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư và thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư cần thực hiện các giải pháp sau:

- Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án phải tham khảo đầy đủ thông tin về năng lực hành nghề, kinh nghiệm hoạt động, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực tổ chức của các đơn vị tư vấn xây dựng, để quyết định lựa chọn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn các nhà tư vấn không đủ điều kiện năng lực, không đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu lập dự án.

- Các tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư cần phải nâng cao trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư kinh tế làm công tác tư vấn và thẩm tra dự án. Đồng thời, tăng cường mua sắm, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phù hợp với từng công việc tư vấn, đảm bảo đủ điều kiện năng lực đáp ứng yêu cầu đối với công tác tư vấn theo quy định của pháp luật.

- Công tác khảo sát, nghiên cứu để lập dự án đầu tư cần bám sát thực tế, điều kiện địa hình, địa chất; các phương án kinh tế- kỹ thuật phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và bảo vệ mơi trường. Tránh tình trạng cơng trình đầu tư khơng phát huy hiệu quả, sử dụng khơng hết cơng suất. Khuyến khích việc mời các chuyên gia tư vấn giỏi để khảo sát, thiết kế lập các dự án quan trọng có quy mơ đầu tư lớn. Áp dụng việc thi tuyển thiết kế kiến trúc theo Điều 15 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án ĐTXD cơng trình.

- Khi phê duyệt dự án đầu tư, cơ quan thẩm định và phê duyệt cần đánh giá đúng tính cấp thiết, luận chứng các phương án kinh tế- kỹ thuật, đánh giá hiệu quả KT-XH, tác động môi trường của dự án. Đối với dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, cần thuê chuyên gia tư vấn độc lập phản biện hoặc lấy ý

kiến của các cơ quan chuyên ngành, để làm rõ mục tiêu và hiệu quả kinh tế của dự án trước khi tổng hợp trình người có thẩm quyền quyết định phê duyệt. Chấm dứt tư tưởng xem việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư như một loại thủ tục hành chính, một điều kiện để được ghi kế hoạch vốn đầu tư.

- Khi phê duyệt điều chỉnh dự án, phải tiến hành giám sát, đánh giá đầu tư, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc điều chỉnh dự án và biện pháp xử lý của các bên có liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư khơng đúng, dẫn đến phải điều chỉnh, phải chịu trách nhiệm về hậu quả do quyết định không đúng gây ra.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tư vấn đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn xây dựng, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan.

3.2.4. Tăng cường quản lý công tác lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là nhằm tìm được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với từng loại và cấp cơng trình. Tùy theo quy mơ, tính chất, nguồn vốn xây dựng cơng trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu như: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc cơng trình xây dựng... Tuy nhiên, cơng tác lựa chọn nhà thầu của tỉnh thời gian qua thực hiện chưa tốt, như: dự án phải đấu thầu, nhưng lại chỉ định thầu; phải đấu thầu rộng rãi, thì lại đấu thầu hạn chế; chia nhỏ dự án để được chỉ định thầu; có hiện tượng thông thầu, dàn xếp trong đấu thầu để được "trúng thầu lần lượt", kiểu "quân xanh - quân đỏ", kiểu "bỏ thầu" hoặc kiểu "thầu phụ".

Để tăng cường quản lý vốn đầu tư thông qua công tác lựa chọn nhà thầu cần làm tốt các công tác sau:

- Nâng cao nghiệp vụ, tiến tới chun mơn hố cơng tác đấu thầu cho các đối tượng tham gia trong quá trình lựa chọn nhà thầu gồm: Người có thẩm quyền, chủ đầu tư, tổ chuyên gia đấu thầu, nhà thầu tham dự, cơ quan thẩm định...cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ giúp cho quá trình đấu thầu được thơng suốt.

- Thực hiện tốt quy định về trình tự thực hiện đấu thầu; cương quyết chống các hình thức khép kín trong đấu thầu; bảo đảm tính cơng khai minh bạch được quy định trong Luật Đấu thầu. Những doanh nghiệp có giá dự thầu thấp hơn giá gói thầu từ 10% trở lên mà khơng có thuyết minh hợp lý thì khơng xem xét giá dự thầu của doanh nghiệp đó, bởi đây là hành động phá giá. Chấm dứt trình trạng chọn thầu với giá q thấp sau đó tìm cách phát sinh, nâng giá hợp đồng, dẫn đến hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 96)