- Quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý vốn đầu tư chưa thống nhất
3.2. Những giải pháp chủ yếu hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối vớ
3.2.9. Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát cộng đồng và cơng khai tài chính
Hoạt động thanh tra, kiểm tra về đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB là chức năng quan trọng và cần thiết nhằm hạn chế thất thốt, lãng phí vốn của Nhà nước.
Tỉnh cần có kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra cơng trình được đầu tư XDCB từ vốn NSNN; tập trung vào những khâu yếu kém có nhiều dư luận xã hội và phản ánh của cộng đồng; làm rõ sai phạm, quy trách nhiệm và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức thiếu năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm gây lãng phí thất thốt, dẫn đến hậu quả chất lượng cơng trình kém... Chống thơng đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn, chống khép kín trong cơng tác giám sát, đánh giá đầu tư. Thực hiện nghiêm túc kết luận của thanh tra, kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác, công khai kết quả giải quyết, xử lý những vi phạm đã được phát hiện.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thực hiện quyền kiểm tra giám sát đầu tư cộng đồng và cơng khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước và các khoản đóng góp của dân theo quy định của pháp luật.
Khuyến khích dân cư sinh sống trên địa bàn tự nguyện tham gia hoạt động giám sát cộng đồng trong lĩnh vực đầu tư; nhằm phát hiện, kiến nghị với cơ quan Nhà nước kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý đầu tư, hạn chế lãng phí, thất thốt vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng.
Bên cạnh việc giám sát của Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn... thì cơng tác giám sát của nhân dân có vai trị quan trọng. Việc dựa vào quần chúng nhân dân, lắng nghe và phân tích dư luận xã hội có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB.
Tóm lại, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng và cơng khai tài chính trong đầu tư XDCB là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB, hạn chế đến mức thấp nhất lãng phí thất thốt vốn đầu tư của Nhà nước.
3.2.10. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ là nhân tố rất quan trọng tác động to lớn đến việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Do vậy việc không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB là yêu cầu khách quan, là việc làm thường xuyên liên tục. Những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư của tỉnh thời gian qua nguyên nhân do hạn chế về trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ cơng chức. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:
- Tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách cơ bản đội ngũ cán bộ đang làm
công tác ở lĩnh vực đầu tư xây dựng; trên cơ sở đó định hướng sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ cho hợp lý, bố trí đúng người đúng việc, phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn của cán bộ. Kiên quyết thay thế những cán bộ yếu kém về năng lực và phẩm chất, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Tỉnh cần có kế hoạch cụ thể cho chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐTXD tại các ban quản lý dự án, các phịng ban chun mơn của tỉnh, huyện và thành phố: các chương trình đào tạo phân theo từng ngành, lĩnh vực đầu tư khác nhau để thực hiện đào tạo trình độ chun mơn sâu thuộc lĩnh vực đang công tác (kể cả đào tạo sau đại học).
- Đối với công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư XDCB cần được chú ý đúng mức, thông qua việc mở các lớp
tập huấn chuyên môn để cập nhật kịp thời kiến thức mới về quản lý đầu tư XDCB, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay trong điều kiện cơ chế chính sách có nhiều thay đổi.
- Về lâu dài, phải có kế hoạch tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học từ loại khá trở lên là người con quê hương về công tác tại tỉnh; quy hoạch và cử cán bộ trẻ, có năng lực chun mơn, có nghiệp vụ thành thạo đưa đi đào tạo bài bản ở các trường đại học và cam kết công tác lâu dài tại địa phương. Đồng thời có chế độ hỗ trợ phù hợp để động viên khuyến khích nhân tài.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Từ phân tích thực tế những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN của tỉnh thời gian qua; xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm ĐTXD kết cấu hạ tầng, phương hướng đầu tư có tính đột phá và nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2017-2020 của tỉnh. Tác giả đưa ra những giải pháp cần tập trung giải quyết trong thời gian tới, nhằm hạn chế tình trạng lãng phí, thất thốt vốn, đem lại lợi ích KT-XH của việc sử dụng vốn đầu tư XDCB như: Quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch; đổi mới công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư; nâng cao chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt dự án ĐTXD; tăng cường quản lý công tác lựa chọn nhà thầu; tổ chức quản lý thi cơng, nghiệm thu bàn giao đưa cơng trình vào sử dụng; nâng cao chất lượng KSTTVĐT và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cộng đồng và cơng khai tài chính trong đầu tư XDCB.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề rất nhạy cảm; đồng thời cũng là điều kiện dễ xảy ra các tiêu cực, tham nhũng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách tồn diện lý luận cũng như thực tiễn quản lý nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả nguồn vốn này là vấn đề cần thiết đặt ra hiện nay.
Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu theo yêu cầu của Luận văn cao học quản lý hành chính cơng. Những kết luận khoa học chủ yếu mà Luận văn đưa ra bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đầu tư, dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư, nguồn tài chính cho các chương trình, dự án, vai trị của nó trong đời sống kinh tế - xã hội. Thứ hai, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, sự cần thiết phải quản lý Nhà nước, nội dung quản lý Nhà nước, các nguyên tắc cũng như yêu cầu quản lý đối với các dự án đầu tư.
Thứ ba, đề tài đã khái quát tình hình quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư ở một số nước trên Thế giới, làm căn cứ rút ra bài học cho Việt Nam.
Thứ tư, đề tài đã đánh giá thực trạng về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua, chỉ ra được những hiệu quả mà các dự án này mang lại cho đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thứ năm, đề tài đã phân tích một cách tồn diện trên tất cả các mặt thực trạng cơng tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư . Qua đó đề tài nêu nguyên nhân tồn tại cần thiết phải xử lý nhằm hồn thiện cơng tác quản lý
Nhà nước đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Thứ sáu, đề tài đã đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị với các ngành, các cấp, các cơ quan có liên quan trong việc quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Đây là những kết luận khoa học, góp phần hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những kết luận khoa học trên chắc chắn có giá trị nhất định trong nghiên cứu và học tập. Đồng thời đóng góp nhất định đối với khoa học quản lý hành chính cơng nói riêng.
Vì những điều kiện cịn hạn chế, chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự thơng cảm của các thầy, các cơ, của bạn đọc về những sai sót trong Luận văn.
2. Kiến nghị
Nhằm đảm bảo cho các giải pháp nêu trên nhanh chóng phát huy tác dụng trong quá trình quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Đối với Chính phủ và Bộ ngành trung ương
Hiện nay cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng đã được Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung tương đối kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành các hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách này khơng có tính ổn định lâu dài, thường xuyên thay đổi gây ra nhiều khó khăn và bất cập cho những người làm cơng tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN. Do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung hồn thiện về cơ chế chính sách quản lý đầu tư có tính
thống nhất và ổn định lâu dài, trên cơ sở phân tích căn nguyên đã dẫn đến lãng phí, thất thốt vốn đầu tư từ NSNN.
- Thường xuyên tham vấn ý kiến các địa phương trong việc thực hiện các cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng, từ đó cắt giảm bớt các thủ tục hành chính rờm rà, khơng cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi, mơi trường thơng thống hơn cho các địa phương khi tổ chức triển khai thực hiện.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và bổ sung các tiêu chí, nguyên tắc, các cơ chế điều hành, quản lý và phân bổ vốn đối với chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương để các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017-2020, giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm.
- Tăng cường hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ và giám sát các cơ quan được phân cấp về lập kế hoạch đầu tư và triển khai thực hiện đầu tư dự án.
- Kịp thời ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Luật mới, sửa đổi, bổ sung như: Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu…
- Hiện nay, nguồn lực của Trung ương mới chỉ bố trí đáp ứng khoảng 16% nhu cầu vốn để thực hiện chương trình cho tỉnh. Vì vậy, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm, cân đối các nguồn vốn để ưu tiên bố trí, hỗ trợ vốn nhiều hơn nữa đối với tỉnh Quảng Ngãi./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2016), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi – 2015, NXB Thống kê, Hà Nội.
Lê Hoằng Bá Huyền (2008), “Hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
Nguyễn Thanh Minh (2011), “Quản lý đầu tư cơng trên địa bàn tỉnh Bình Định” Luận văn thạc sĩ kinh tế .
Nguyễn Khoa Tân (2014), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng Bình” Luận văn thạc sĩ kinh tế
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2013 ) “Đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN của thành phố Đà Nẵng” Luận án Tiến sỹ kinh tế.
Phan Thị Thu Hiền (2015), "Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam", Luận án Tiến sỹ kinh tế.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi (2014-2016), Báo cáo tình hình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi (2017), Báo cáo tình hình nợ đọng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi (2017), Báo cáo tình hình phê duyệt Quyết tốn dự án hồn thành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
UBND tỉnh Quảng Ngãi (2011), Quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư.
UBND tỉnh Quảng Ngãi (2017), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai doạn 2016-2020.
Bộ Tài chính (2011), Thơng tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 hướng dẫn quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
Bộ Tài chính (2011), Thơng tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.
Chính phủ (2012), Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương.
Chính phủ (2013), Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 về Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng.
Bộ Tài chính (2014), Thơng tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 về Quy định quy trình thẩm tra quyết tốn dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước.
Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.
Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Chính phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 về Quy hoạch xây dựng.
Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Chính phủ (2015), Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Chính phủ (2015), Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng.
Chính phủ (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư cơng.
Bộ Tài chính (2016), Thơng tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 về Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính (2016), Thơng tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 về Quy định về quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
UBND tỉnh Quảng Ngãi (2017), Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND về ban hành Quy định về một số nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.