Quan điểm, mục tiêu, định hướng về quản lý Nhà nước đối với các dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 91 - 96)

- Quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý vốn đầu tư chưa thống nhất

3.1.Quan điểm, mục tiêu, định hướng về quản lý Nhà nước đối với các dự án

với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Quảng Ngãi.

3.1.1. Quan điểm

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN tại tỉnh, quá trình quản lý cần quán triệt các quan điểm sau:

- Việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, phân bổ chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB phải bám sát mục tiêu và định hướng phát triển KTXH 5 năm giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 của tỉnh.

- Từng bước điều chỉnh cơ cấu chi NSNN cho đầu tư XDCB theo hướng giảm dần đầu tư từ NSNN. Tăng cường các biện pháp huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn.

- Thực hiện nghiêm túc Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan trong chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB tại tỉnh. Thực hiện công khai, minh bạch, rõ ràng trong công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra chặt chẽ theo quy định, hướng dẫn, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư XDCB. Rà sốt tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật để phấn đấu giảm suất đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cơng trình.

- Đơn vi, cá nhân ký trình dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu nêu trong hồ sơ dự án đã được thẩm định; người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách trung ương phải bố trí đúng theo các mục tiêu hỗ trợ ghi trong kế hoạch, không được tự ý điều chỉnh chuyển vốn của mục tiêu này cho mục tiêu khác khi chưa có ý kiến của cấp có thẩm quyền.

- Ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ một phần vốn cho các dự án, các huyện, thành phố có trách nhiệm bố trí thêm vốn đầu tư từ ngân sách địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng, mang lại hiệu quả thiết thực.

3.1.2. Mục tiêu

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017-2020

Thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, kết hợp phát triển cả chiều rộng và chiều sâu; phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển văn hóa - xã hội; phấn đấu giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường hợp lý; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước; giữ vững quốc phòng, an ninh; phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu chung của quản lý nhà nước đối với các DA đầu tư XDCB cần phải đạt là: Một là, đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì của quốc gia; Hai là, đảm bảo qúa trình thực hiện đầu tư, xây dựng cơng trình theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật; Ba là, huy động tối đa và sử dụng với hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư.

Để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, kết hợp phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, đồng bộ với phát triển văn hóa – xã hội; phấn đấu giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; quản lý, sử dụng tài nguyên hợp lý, chú trọng bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước; giữ vững quốc phòng, an ninh; phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm 6-7% (giá so sánh năm 2010); đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người khoảng 3.600-4.000 USD; tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP đến năm 2020: Công nghiệp 60-61%, dịch vụ 28-29%, nông nghiệp 11-12%.

Xác định 03 khâu đột phá: (1) Phát triển công nghiệp, (2) xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, (3) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;

Ba nhiệm vụ trọng tâm: (1) Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, (2) Phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế biển, đảo,

(3) Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể năm 2017:

Năm 2017 được xác định là năm: “Đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và khởi nghiệp”. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, năng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tạo điều kiện khuyến khích đổi mới, sáng tạo khởi nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa; khơi thơng; huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; sắp xếp nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ mơi trường, phát triển giáo dục, văn hóa, y tế; đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân, giữ vững

ổn định chính trị, củng cố quốc phịng an ninh, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.

3.1.3. Định hướng đầu tư có tính đột phá trong thời gian đến

Để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra về phát triển kết cấu hạ tầng của Chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề ra những nhiệm vụ sau: - Tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch trên địa bàn tỉnh, nhất là quy hoạch tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

+ Khẩn trương rà sốt, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch chi tiết theo quy hoạch chung mới được điều chỉnh làm cơ sở đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được đồng bộ, thống nhất.

+ Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách tạo nguồn vốn cho địa phương để cùng tập trung xây dựng các cơng trình trọng điểm, thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch, để kịp thời hoàn thành quy hoạch chi tiết.

+ Kiểm tra, rà soát lại tất cả các đồ án quy hoạch đô thị, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch cán bộ, luân chuyển cán bộ; thương mại – dịch vụ; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp,… đã thực hiện; thống kê các vấn đề bất cập, vướng mắc trong q trình triển khai thực hiện; từ đó đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

+ Thương xuyên đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trên địa bàn tỉnh, nhất là thi cơng các hạng mục cơng trình trên địa bàn các huyện, xã, thôn nghèo.

- Từng bước hồn thiện, phát triển hạ tầng đơ thị; hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, dạy nghề và y tế.

+ Đẩy nhanh triển khai đầu tư các cơng trình trọng điểm đã có chủ trương đầu tư thuộc các dự án trong quy hoạch ngành, lĩnh vực; các cơng trình có sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện, vốn trái phiếu Chính phủ, nhất là các cơng trình hạ tầng đơ thị; hạ tầng giao thơng, đảm bảo giao thông thông suốt trong bốn mùa của tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã, thôn; cơ sở giáo dục đảm bảo chuẩn quốc gia; các xã điều có trạm y tế; hệ thống thủy lợi đảm bảo nước tưới đến các cánh đồng,…. + Tập trung, giải quyết thấu đáo, dứt điểm trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng; tạođiều kiện tốt nhất có thể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân triển khai các cơng trình, dự án đã đăng ký đầu tư trên địa bàn.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong chương trình hỗ trợ giảm nghèo.

+ Tranh thủ mọi nguồn lực và tập trung, ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các thôn, xã và huyện nghèo, khu vực miền núi, bãi ngang ven biển, hải đảo theo bộ theo tiêu chí nơng thơn mới.

+ Tăng cường cơng tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án thuộc chương trình kết cấu hạ tầng sử dụng nguồn vốn ODA, vốn doanh nghiệp bằng nhiều hình thức: BOT, BT,...

+ Tích cực hơn nữa trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để cùng với ngân sách nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành, lĩnh vực của chương trình.

Như vậy, trong kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh vẫn là thực hiện các chính sách huy động mọi nguồn lực để tập trung ĐTXD CSHT. Để đảm bảo có đủ lượng vốn cần thiết, việc đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kết cấu hạ tầng được coi là giải pháp mang tính đột

phá, trong cơ cấu phân bổ vốn đầu tư XDCB phải có trọng tâm, trọng điểm đi đơi với các giải pháp điều hành quản lý vốn đầu tư XDCB một cách hữu hiệu thì mới đạt kết quả kinh tế cao.

Nhìn lại thời gian qua, trong khi Nhà nước chưa có đủ nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phục vụ phát triển KT-XH; mọi sự tăng lên trong quá trình phát triển kinh tế đều chỉ dựa vào một hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa tương xứng. Đặc biệt khi hạ tầng giao thông đường bộ yếu kém thì hàng loạt các mâu thuẫn sẽ nảy sinh như hạn chế về lưu thơng hàng hóa, tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất lao động… làm giảm dần sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa được sản xuất ở khu vực hạ tầng yếu kém và nhìn rộng ra thì nền kinh tế ngày càng yếu kém. Điều này đã khẳng định quan điểm CSHT kỹ thuật phải đi trước một bước so với cơ sở sản xuất hàng hoá là đúng đắn; nhưng để thực hiện quan điểm trên trong khi nguồn lực đầu tư của Nhà nước có hạn thì u cầu phải huy động các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là rất cần thiết. Tuy nhiên không thể đầu tư cơng trình bằng mọi giá mà phải xem xét đến lợi ích kinh tế xã hội mà dự án mang lại thông qua công tác quản lý vốn của dự án trong tiến trình đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 91 - 96)