Tăng cường quản lý công tác lựa chọn nhà thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 103)

- Quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý vốn đầu tư chưa thống nhất

3.2.4.Tăng cường quản lý công tác lựa chọn nhà thầu

3.2. Những giải pháp chủ yếu hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối vớ

3.2.4.Tăng cường quản lý công tác lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là nhằm tìm được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với từng loại và cấp cơng trình. Tùy theo quy mơ, tính chất, nguồn vốn xây dựng cơng trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu như: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc cơng trình xây dựng... Tuy nhiên, cơng tác lựa chọn nhà thầu của tỉnh thời gian qua thực hiện chưa tốt, như: dự án phải đấu thầu, nhưng lại chỉ định thầu; phải đấu thầu rộng rãi, thì lại đấu thầu hạn chế; chia nhỏ dự án để được chỉ định thầu; có hiện tượng thơng thầu, dàn xếp trong đấu thầu để được "trúng thầu lần lượt", kiểu "quân xanh - quân đỏ", kiểu "bỏ thầu" hoặc kiểu "thầu phụ".

Để tăng cường quản lý vốn đầu tư thông qua công tác lựa chọn nhà thầu cần làm tốt các công tác sau:

- Nâng cao nghiệp vụ, tiến tới chun mơn hố cơng tác đấu thầu cho các đối tượng tham gia trong q trình lựa chọn nhà thầu gồm: Người có thẩm quyền, chủ đầu tư, tổ chuyên gia đấu thầu, nhà thầu tham dự, cơ quan thẩm định...cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ giúp cho quá trình đấu thầu được thơng suốt.

- Thực hiện tốt quy định về trình tự thực hiện đấu thầu; cương quyết chống các hình thức khép kín trong đấu thầu; bảo đảm tính cơng khai minh bạch được quy định trong Luật Đấu thầu. Những doanh nghiệp có giá dự thầu thấp hơn giá gói thầu từ 10% trở lên mà khơng có thuyết minh hợp lý thì khơng xem xét giá dự thầu của doanh nghiệp đó, bởi đây là hành động phá giá. Chấm dứt trình trạng chọn thầu với giá q thấp sau đó tìm cách phát sinh, nâng giá hợp đồng, dẫn đến hậu quả là chất lượng cơng trình sẽ khơng đảm bảo, do thay đổi chủng loại vật tư và bớt xén vật liệu.

- Xử lý các tình huống trong đấu thầu theo nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh cơng bằng, người có thẩm quyền quyết định xử lý các tình huống trong đấu thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

- Xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu (có 17 hành vi bị cấm được quy định tại Điều 12 Luật Đấu thầu). Kiên quyết áp dụng các biện pháp chế tài như cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu để xử phạt các hành vi vi phạm Luật Đấu thầu; nhằm tránh tình trạng chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, tổ chức đấu thầu hạn chế thiếu cơ sở pháp lý, dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu với chủ đầu tư và các tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu; dẫn đến kết quả sai lệch, lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực.

- Khắc phục ngay tình trạng do nhà thầu đã có mối quan hệ khắn khít với chủ đầu tư, nên cùng lúc nhận thầu nhiều cơng trình, dàn trải xe máy, thiết bị, nhân lực làm kéo dài tiến độ thi công; hoặc sau khi trúng thầu, ký hợp đồng lại với đơn vị khác không đủ tiêu chuẩn và năng lực thi công dự án.

3.2.5. Tổ chức quản lý thi cơng xây dựng cơng trình

Quản lý thi cơng xây dựng cơng trình bao gồm quản lý khối lượng xây dựng, chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng và quản lý môi trường xây dựng:

- Khối lượng thi cơng phải được tính tốn, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hành vi thông đồng giữa các bên, khai khống, khai tăng khối lượng nghiệm thu để chạy vốn hoặc nghiệm thu trùng khối lượng vì mục đích vụ lợi...

- Quản lý chất lượng thi công thông qua công tác giám sát chất lượng xây dựng và nghiệm thu cơng trình. Chủ đầu tư, nhà thầu thi cơng, nhà thầu thiết kế có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng cơng trình theo đúng quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ và quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng. Phải tổ chức bộ phận chuyên trách, duy trì các hoạt động giám sát chất lượng, như: điều kiện khởi công, năng lực nhà thầu so với hồ sơ dự thầu, chất lượng vật tư và thiết bị lắp đặt theo thiết kế, công tác xây lắp đảm bảo đúng quy trình quy phạm xây dựng và các cam kết khác trong q trình thi cơng.

Chủ đầu tư phải thuê tư vấn giám sát cơng trình, hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công. Người giám sát phải có chứng chỉ hành nghề giám sát phù hợp với cơng việc, loại và cấp cơng trình xây dựng. Tăng cường cơng tác giám sát nhân dân đối với cơng trình được xây dựng trên địa bàn.

Bổ sung quy chế bắt buộc có giám sát chất lượng của nhà thầu, nhằm loại bỏ tình trạng khốn trắng giữa các cơng ty xây dựng và các đội xây lắp, hiện được xem như kẽ hở rất lớn trong việc giám sát và quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.

- Chủ đầu tư, nhà thầu thi cơng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan tăng cường theo dõi, giám sát tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình. Để tránh những thiệt hại do thi công chậm tiến độ, việc đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công là rất cần thiết. Trong đó, việc thưởng phạt tiến độ là một trong những giải pháp quan trọng. UBND tỉnh cần có chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các huyện , thành phố, các chủ đầu tư triển khai thực hiện việc thưởng phạt tiến độ theo quy định tại khoản 2, Điều 146, Luật Xây dựng 2014: “Đối với cơng trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm”.

- Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về an tồn lao động trên cơng trường, các hành vi làm tổn hại đến môi trường, quy trách nhiệm và bồi thường thiệt hại do nhà thầu không đảm bảo về an tồn lao động và bảo vệ mơi trường gây ra.

3.2.6. Quản lý nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình vào sử dụngCơng trình sau khi xây dựng hồn thành, phải được nghiệm Cơng trình sau khi xây dựng hồn thành, phải được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Công tác nghiệm thu bao gồm: kiểm tra việc xây dựng và lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật; kết quả thử nghiệm chất lượng vật liệu, thiệt bị lắp đặt; cơng tác hồn thiện về kỹ thuật và mỹ thuật...

Công tác nghiệm thu cơng trình xây dựng bao gồm nghiệm thu từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục cơng trình và nghiệm thu cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng. Đối với những cơng trình ngầm, bộ phận che khuất, kết cấu chịu lực quan trọng hoặc điểm dừng kỹ thuật..., phải có ý kiến xác nhận giám sát tác giả của đơn vị thiết kế trước khi nghiệm thu chuyển giai đoạn xây lắp.

Chỉ được nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hồn thành và có đủ hồ sơ theo quy định. Cơng trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi bảo

đảm đúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Việc bàn giao cơng trình phải bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao theo quy định của pháp luật về xây dựng, đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi cơng trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng.

3.2.7. Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Nâng cao chất lượng KSTTVĐT là nhằm hạn chế thất thốt, lãng phí và phát huy tối đa lợi ích KT-XH trong quản lý vốn đầu tư hiện nay. Tuy nhiên, công tác KSTTVĐT ở tỉnh vẫn cịn tồn tại: tình trạng dư nợ tạm ứng kéo dài, thanh toán vốn chậm và dồn về các tháng cuối năm, thủ tục thanh toán rườm rà, gây khó khăn, đi lại nhiều lần,... ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án. Để khắc phục tình trạng trên KBNN tỉnh cần thực hiện các giải pháp sau đây: - Căn cứ quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn hàng năm theo danh mục dự án và từng loại nguồn vốn đầu tư, KBNN chủ động hướng dẫn các chủ đầu tư khẩn trương hoàn tất các hồ sơ pháp lý để làm cơ sở tạm ứng và KSTTVĐT cho các dự án kịp thời đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

- Niêm yết cơng khai Quy trình KSTTVĐT và vốn có tính chất đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; cơ chế điều hành kế hoạch vốn và dự toán NSNN của UBND tỉnh. Tổ chức ký cam kết cấp vốn đầu tư cho các dự án có quy mô lớn, nhằm nâng cao sự phối hợp và trách nhiệm thanh toán của KBNN với các chủ đầu tư.

- Tiến hành rà soát tỷ lệ giải ngân vốn theo từng dự án, tổ chức kiểm tra thực tế hiện trường, hội nghị khách hàng để tìm nguyên nhân giải ngân vốn chậm. Báo cáo đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến

độ giải ngân vốn đầu tư. Thực hiện nghiêm việc giữ lại 10% giá trị gói thầu để chờ quyết tốn.

- Tăng cường hướng dẫn thực hiện tạm ứng cho các dự án đấu thầu, các cơng trình thủy lợi, đê điều vượt lũ theo đúng chế độ quy định. Để hạn chế dư nợ tạm ứng kéo dài, cần có những chế tài cụ thể gắn liền với từng giai đoạn đầu tư, đặc biệt là nâng cao nhận thức của chủ đầu tư trong việc thực hiện hoàn ứng vốn đầu tư.

- Thời điểm cuối năm tiến hành rà soát tỷ lệ giải ngân, tổng hợp, đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch của từng dự án, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND tỉnh điều chuyển kịp thời kế hoạch vốn từ các cơng trình thừa vốn sang các cơng trình đã có khối lượng hồn thành nhưng thiếu vốn.

- Đơn đốc các chủ đầu tư xử lý công nợ và tất tốn tài khoản đúng quy định đối với dự án hồn thành đã được phê duyệt quyết tốn. Thống kê tình hình nợ đọng qua các năm phục vụ cho việc bố trí và điều hành kế hoạch vốn của cấp có thẩm quyền.

- Tiếp tục triển khai tốt cơng tác tin học hố trong KSTTVĐT, tổ chức vận hành và khai thác tốt chương trình Hệ thống Thơng tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS), áp dụng chương trình thanh toán điện tử nhằm rút ngắn thời gian kiểm soát và thanh tốn vốn cho các cơng trình, góp phần thực hiện cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị thi công.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và bộ máy KSTTVĐT tại KBNN tỉnh đáp ứng yêu cầu quản lý thanh toán vốn đầu tư với quy mô ngày càng tăng.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong KSTTVĐT theo hướng cơng khai quy trình, giảm bớt các thủ tục, hồ sơ tài liệu không cần thiết (bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vẽ thiết kế, bản vẽ hồn cơng, hồ sơ thí nghiệm...), từng bước thực hiện cơ chế một cửa, tăng cường kỹ năng giao tiếp và thái độ phục vụ của công chức KBNN, hướng tới mục tiêu “giao dịch thuận lợi, thủ tục đơn giản, kiểm soát chặt chẽ”.

3.2.8. Tăng cường cơng tác quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành

Quyết tốn vốn đầu tư dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong dây chuyền quản lý vốn đầu tư, quyết định giá trị tài sản của cơng trình đưa vào sử dụng.

Trong thực tế cơng tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của tỉnh cịn chậm và nhiều sai sót. Tình trạng chủ đầu tư và nhà thầu đề nghị quyết tốn cao hơn giá trị đích thực, cơng trình xây dựng hồn thành chậm quyết tốn đang là phổ biến. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt dự án hồn thành, như vậy là "vừa đá bóng vừa thổi cịi". Nếu khơng có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan với chủ đầu tư trong việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số liệu cấp phát, thanh tốn cho cơng trình, dự án hồn thành; thì cơng tác thẩm tra phê duyệt quyết tốn sẽ tiềm ẩn nhiều tiêu cực và khó phát hiện. Để khắc phục những tồn tại đó cần thực hiện các giải pháp: - Áp dụng nghiêm các hình thức xử phạt chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà thầu tư vấn có hành vi vi phạm các quy định về thời gian quyết toán chậm, nghiệm thu, thanh toán sai khối lượng và làm sai lệch giá trị quyết toán vốn đầu tư được quy định tại Điều 12, Điều 18, Điều 24, Nghị định 126/2004/NĐ- CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ. Khắc phục tư tưởng thấy cơng trình khánh thành là xong cơng việc.

- UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành, nắm chính xác số lượng dự án đầu tư hồn thành bằng vốn NSNN đến nay chưa quyết tốn, để có giải pháp xử lý cụ thể.

- Tuỳ theo quy mơ và tính chất phức tạp của từng dự án, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp thẩm tra hoặc trình UBND tỉnh thành lập Tổ tư vấn thẩm tra báo cáo quyết tốn. Song, trách nhiệm chính vẫn là cơ quan chủ trì thuộc Sở Tài chính và do cá nhân cán bộ thẩm tra quyết toán đảm nhận.

- Bố trí cán bộ làm cơng tác thẩm tra quyết tốn phải có đủ năng lực để phát hiện ra những sai phạm, như khối lượng khai khống, áp dụng định mức, đơn giá cao hơn quy định, phải đảm bảo thời gian thẩm tra đúng quy định. Kiến quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, vụ lợi các nhân, thông qua việc hợp thức hoá cho nhà thầu.

- Trong thẩm tra quyết toán phải chú ý đến đơn giá, khối lượng, chất lượng, chủng loại vật liệu, đối chiếu với dự toán được duyệt và các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu, hồ sơ hồn cơng, khối lượng phát sinh và các tài liệu liên quan khác. Khơng thẩm định quyết tốn khi chưa đủ thủ tục theo quy định.

- Khi thanh tra nếu phát hiện cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành sai quy định gây lãng phí vốn đầu tư, phải xử lý nghiêm theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 84/2006/NĐ-CP về mức xử phạt "Hành vi

vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước gây lãng phí" .

- Hiện nay việc cải tạo, sửa chữa hoặc nâng cấp các cơng trình xây dựng hầu như khơng cịn hồ sơ pháp lý ban đầu. Muốn lập phương án sửa chữa thì phải thuê tư vấn khảo sát, đo vẽ để thiết kế, lập phương án sửa chữa, gây lãng phí NSNN. Những trường hợp đó phải xử lý trách nhiệm những người không lưu trữ hồ sơ, hoặc lập phương án sửa chữa, cải tạo không căn cứ vào hồ sơ pháp lý ban đầu.

3.2.9. Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát cộng đồng và cơng khai tài chính

Hoạt động thanh tra, kiểm tra về đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB là chức năng quan trọng và cần thiết nhằm hạn chế thất thốt, lãng phí vốn của Nhà nước.

Tỉnh cần có kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra cơng trình được đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 103)