Tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 105 - 106)

- Quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý vốn đầu tư chưa thống nhất

3.2.5.Tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình

3.2. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối vớ

3.2.5.Tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình

Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý khối lượng xây dựng, chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng và quản lý môi trường xây dựng:

- Khối lượng thi công phải được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hành vi thông đồng giữa các bên, khai khống, khai tăng khối lượng nghiệm thu để chạy vốn hoặc nghiệm thu trùng khối lượng vì mục đích vụ lợi...

- Quản lý chất lượng thi công thông qua công tác giám sát chất lượng xây dựng và nghiệm thu công trình. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nhà thầu thiết kế có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình theo đúng quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ và quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Phải tổ chức bộ phận chuyên trách, duy trì các hoạt động giám sát chất lượng, như: điều kiện khởi công, năng lực nhà thầu so với hồ sơ dự thầu, chất lượng vật tư và thiết bị lắp đặt theo thiết kế, công tác xây lắp đảm bảo đúng quy trình quy phạm xây dựng và các cam kết khác trong quá trình thi công.

Chủ đầu tư phải thuê tư vấn giám sát công trình, hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công. Người giám sát phải có chứng chỉ hành nghề giám sát phù hợp với công việc, loại và cấp công trình xây dựng. Tăng cường công tác giám sát nhân dân đối với công trình được xây dựng trên địa bàn.

Bổ sung quy chế bắt buộc có giám sát chất lượng của nhà thầu, nhằm loại bỏ tình trạng khoán trắng giữa các công ty xây dựng và các đội xây lắp, hiện được xem như kẽ hở rất lớn trong việc giám sát và quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và các bên có liên quan tăng cường theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình. Để tránh những thiệt hại do thi công chậm tiến độ, việc đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công là rất cần thiết. Trong đó, việc thưởng phạt tiến độ là một trong những giải pháp quan trọng. UBND tỉnh cần có chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các huyện , thành phố, các chủ đầu tư triển khai thực hiện việc thưởng phạt tiến độ theo quy định tại khoản 2, Điều 146, Luật Xây dựng 2014: “Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm”.

- Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn lao động trên công trường, các hành vi làm tổn hại đến môi trường, quy trách nhiệm và bồi thường thiệt hại do nhà thầu không đảm bảo về an toàn lao động và bảo vệ môi trường gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh quảng ngãi (Trang 105 - 106)