Cơ chế, chính sách của tỉnh Ninh Bình về phát triển các khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình (Trang 53 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Các điều kiện phát triển các khu công nghiệp theo hƣớng bền vững ở

2.1.3. Cơ chế, chính sách của tỉnh Ninh Bình về phát triển các khu công

theo hướng bền vững

2.1.3.1. Chính sách

a) Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào các KCN

Tỉnh Ninh Bình đã có quyết định số 532/2004/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2004 quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào KCN Gián Khẩu với các ưu đãi về tiền thuê đất, về thuế thu nhập doanh nghiệp, về sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng, các dịch vụ trong KCN Gián Khẩu về vốn đầu tư, về kinh phí đào tạo nghề cho lao động, về thông tin quảng cáo. [66]

Ngày 31 tháng 7 năm 2006, tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định số 1556/QĐ-UBND quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các KCN, khu du lịch trên địa bản tỉnh Ninh Bình. Các ưu đãi trong quyết định này là: ưu đãi về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi về vốn đầu tư; ưu đãi về lãi suất vay vốn, lãi suất cho thuê tài chính và chi phí cung cấp các dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng; ưu đãi về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng (ngoài và trong hàng rào) và giải phóng mặt bằng; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương; ưu đãi về thông tin quảng cáo, thủ tục hành chính; hỗ trợ các dịch vụ xúc tiến đầu tư. [65]

Ngày 23 tháng 11 năm 2012, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định số 28/2012/QĐ-UBND quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó có đầu tư vào các KCN [63]. Dưới đây là nội dụng chủ yếu của quyết định này:

* Ưu đãi về đất đai:

- Về chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư:

+ Các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN được ngân sách tỉnh ứng trước 30% chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, với mức tối đa không quá 50 tỷ đồng cho một dự án

+ Các dự án đầu tư thuộc danh mục kêu gọi đầu tư theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, trong các khu du lịch được ngân sách tỉnh ứng trước 50% chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không quá tổng số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án mà nhà đầu tư phải nộp và theo các mức sau:

Stt Tổng mức đầu tư Mức ứng trước tối đa cho một dự án 1 Dưới 50 tỷ đồng 3 tỷ đồng

2 Từ 50 tỷ đồng đến 150 tỷ đồng 5 tỷ đồng 3 Từ 150 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng 7 tỷ đồng 4 Từ 500 tỷ đồng trở lên 10 tỷ đồng

+ Chủ đầu tư các dự án chỉ được ứng trước khỏan chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại 2 điểm trên khi đã thực hiện chi trả đạt ít nhất 50% giá trị theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt.

+ Phần chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn lại (nếu có) do chủ đầu tư tự ứng trước để chi trả và đựợc trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án khi đi vào hoạt động, nhưng số tiền được trừ cộng với tiền được ngân sách nhà nước ứng trước không quá tổng số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án mà nhà đầu tư phải nộp.

- Về đơn giá thuê đất:

+ Đơn giá thuê đất đối với các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các KCN; sản xuất sản phẩm công nghệ cao; các dựa án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được tính tỷ lệ tiền

thuê đất ở mức thấp nhất là 0.75% nhân với giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê được UBND tỉnh quyết định và được ổn định 5 năm

+ Đối với các dự án đầu tư khác được tính tỷ lệ tiền thuê đất ở mức thấp nhất là 1,5% nhân với giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê được UBND tỉnh quyết định và được ổn định 5 năm

+ Trường hợp dự án có quy mô lớn, có hiệu quả kinh tế, xã hội cao, UBND tỉnh quyết định đơn giá thuê đất và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ nhất.

- Về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất

+ Với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và được đầu tư vào các KCN hoặc tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất 15 năm, giảm tiền sử dụng đất 50%

+ Với dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được đầu tư vào các KCN hoặc tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất 11 năm và giảm 30% tiền sử dụng đất

* Ưu đãi về hạ tầng kỹ thuật:

- Các công trình ngoài hàng rào KCN:

+ Đường giao thông được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước + Hệ thống điện, cấp nước, thông tin liên lạc nhà nước chỉ đạo doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng đến hàng rào công trình để bán trực tiếp cho các nhà đầu tư.

- Các công trình trong hàng rào KCN

Công trình xử lý nước thải tập trung của KCN sau khi triển khai xây dựng xong công trình xử lý nước thải, chủ đầu tư được tính hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư đối với công trình xử lý nước thải cho mỗi KCN, nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng.

* Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

* Ưu đãi về vốn tín dụng: Các dự án đầu tư thuộc danh mục kêu gọi đầu tư theo quyết định của UBND tỉnh, đầu tư vào KCN được ưu tiên xem xét vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Ninh Bình hoặc cấp giấy phép ưu đãi đầu tư để hỗ trợ lãi xuất đầu tư theo kế hoạch hàng năm của tỉnh. Miễn phí

dịch vụ tư vấn vay vốn và tư vấn xây dựng dự án, phí cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro khi nhà đầu tư vay vốn tại Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh Ninh Bình.

* Hỗ trợ thủ tục hành chính

* Hỗ trợ khác (đào tạo, thông tin quảng cáo, đổi mới khoa học công nghệ)

b) Về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN

UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành các quyết định sau:

1, Quyết định số 1680/QĐ-UB ngày 20/07/2004 phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn Tỉnh. Giá này được áp dụng thống nhất trên địa bàn toàn Tỉnh làm căn cứ để tính tiền bồi thờng GPMB.

2, Quyết định số 1311/QĐ-UB ngày 09/06/2004 phê duyệt đơn giá đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối hoa mầu trên địa bàn Tỉnh. Đơn giá này làm cơ sở để tính toán bồi thường tài sản, vật kiến trúc khi thu hồi đất và GPMB.

3, Quyết định số 1122/2008/QĐ-UBND ngày 06/06/2008 về đơn giá thuê đất trong các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh.

4, Quyết định 2459/QĐ-UB ngày 13/10/2004 phê duyệt đơn giá, chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB thống nhất trên địa bàn Tỉnh. Quyết định này qui định cụ thể về các chính sách đối với các hộ dân khi bị thu hồi đất như: Hỗ trợ khi phải di chuyển chỗ ở, hỗ trợ các gia đình chính sách (Thương binh, Liệt sỹ, người già …), hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ tiền thuê nhà ở, hỗ trợ tiền công cải tạo đất, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ khó khăn khi chuyển đổi nghề và qui định về thưởng tiến độ cho các hộ dân thực hiện theo đúng kế hoạch qui định.

5, Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 ban hành bảng giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó có bảng giá đất sản xuất kinh doanh tại các KCN.

6, Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 23/01/2014 về việc ban hành đơn giá thuê đất trong các KCN, CCN và làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Theo đó, đơn giá thuê đất đối với các KCN được tỉntính bằng 0,75%giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê. Đơn giá này được áp dụng để thu tiền thuê đất, trả tiền thuê đất hàng năm.

c) Chính sách khuyến khích xuất khẩu

UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 357/2006/QĐ-UBND ngày 21/02/2006 quy định chính sách khuyến khích xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó khuyến khích các tổ chức, các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2006-2010. Nội dung cơ bản của chính sách khuyến khích xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình là thưởng xuất khẩu; Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại; Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu mới.

2.1.3.2. Quy hoạch

Tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, các ngành công nghiệp phụ trợ,… ưu tiên thu hút các dự án sản xuất sạch, công nghệ cao..

Xây dựng Quy hoạch và bố trí vốn đầu tư hạ tầng các KCN, CCN, cụm làng nghề, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung (điểm công nghiệp). Thực hiện di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm trong các khu dân cư vào khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, tạo điều kiện phát triển ngành nghề nông thôn. Công tác quy hoạch KCN, CCN, tiểu thủ công nghiệp đã bước đầu gắn với quy hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch và phát triển các KCN kết hợp với tăng cường công tác quản lý về môi trường sản xuất công nghiệp, thực hiện phương châm BVMT phải lấy phòng ngừa và hạn chế những tác động đối với môi trường là chủ yếu; khuyến khích các thành phần kinh tế ứng dụng khoa học, công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo an toàn trong sản xuất, BVMT… là những biện pháp đã và đang được tỉnh thực hiện nhằm phát triển các KCN theo hướng bền vững.

Để hạn chế ảnh hưởng, mâu thuẫn với phát triển du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn định trong tương lai, tỉnh Ninh Bình đã khảo sát, lập đề án

điều chỉnh bổ sung quy hoạch các KCN theo hướng không quy hoạch nhiều khu, phân bố rải rác mà quy hoạch ít khu, phân bố hợp lý, tập trung phát triển KKT ven biển Kim Sơn và thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố công nghiệp tại thị xã Tam Điệp.

Theo Đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể các KCN tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 mà UBND tỉnh Ninh Bình đã trình Chính phủ, các KCN tỉnh Ninh Bình sẽ bao gồm các KCN hiện tại đã xây dựng là: KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu, KCN Tam Điệp giai đoạn I hiện hữu (76ha), KCN Phúc Sơn, KCN Khánh Cư (điều chỉnh giảm diện tích còn 52,11ha) và 02 KCN quy hoạch mới tại vùng ven biển Kim Sơn và thị xã Tam Điệp (giai đoạn II) với quy mô mỗi khu khoảng 300 đến 500 ha.

2.1.3.3. Cơ chế quản lý các KCN

- Cơ cấu tổ chức và biên chế

Ngày 17 tháng 1 năm 2013, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định số 03/2013/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình [67]. Nội dung của quy chế gồm:

- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng - Nguyên tắc phối hợp

- Chức năng của BQL các KCN và sự phối hợp của BQL các KCN với các sở, ban, ngành trong thực hiện chức năng (quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, quản lý nhà nước về lao động, quản lý an ninh trật tự, an toàn xã hội và các công tác quản lý khác)

- Chức năng của các sở, ban, ngành (Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng, sở Tài nguyên môi trường, Sở Khoa học công nghệ, Sở Công thương, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Y tế, Cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan Ninh Bình, Thanh tra tỉnh…) trong tham gia quản lý các KCN và phối hợp với BQL các KCN, các sở, ban, ngành khác trong quản lý KCN.

Ngày 16 tháng 08 năm 2013, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của BQL các KCN tỉnh Ninh Bình [65].

Nội dung chủ yêu của quyết định này là:

- Vị trí của BQL : BQL các KCN tỉnh Ninh Bình là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Ninh Bình do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy.

- Chức năng: BQL các KCN tỉnh Ninh Bình thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ.

- Nhiệm vụ và quyền hạn: BQL các KCN tham gia ý kiến, xây dựng và trình các Bộ, ngành và UBND phê duyệt và tổ chức thực hiện.; BQL các KCN tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các Bộ, ngành và UBND tỉnh các nhiệm vụ về đăng ký, kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư, điều chỉnh quy hoạch.

2.2. Thực tiễn phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)