7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá chung về phát triển các KCN theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
a) Về kinh tế và kinh doanh
- Các KCN trên địa bàn tỉnh có vị trí thuận lợi về giao thông. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy của một số KCN còn rất thấp so với lượng đất thu hồi để xây dựng KCN. Một số KCN để thừa đất cho cỏ mọc khiến cho nhiều người nông dân mất đất trồng lúa nhưng vẫn không được đáp ứng về nghề nghiệp, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu lương thực cũng như thu nhập, đời sống của bà con nông dân.
- Hoạt động liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong KCN và giữa các KCN với nhau còn đang ở mức thấp, rời rạc, điều này ảnh hưởng đến tính bền vững của phát triển các KCN của tỉnh Ninh Bình.
- Quy mô một số KCN còn nhỏ (KCN Khánh Cư có diện tích là 170 ha, KCN Phúc Sơn có diện tích là 145 ha), điều này ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản lý và đầu tư CSHT cho KCN và khả năng liên kết của các doanh nghiệp.
- Tỷ lệ vốn thực hiện trong tổng vốn đăng ký còn thấp, số dự án đầu tư vào KCN chưa phải là nhiều
- Hiệu lực, hiệu quả thu hút đầu tư giảm sút, môi trường đầu tư của tỉnh chưa thật hấp dẫn DN, dẫn đến không có nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, dự án đầu tư quy mô lớn ít dần.
- Vốn đầu tư nước ngoài so với tổng số vốn còn thấp, do đó trình độ công nghệ chưa được nâng cao, cải thiện, chủ yếu vẫn là máy móc kỹ thuật nội địa, lạc hậu.
- Chất lượng nguồn lao động còn thấp, trình độ tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN.
b) Về xã hội
- Nhiều trường hợp người lao động bị mất đất sản xuất nhưng chưa tìm được việc làm mới, một số khác tìm được việc nhưng công việc không ổn định, thất thường.
- Vấn đề việc làm cho lao động bị thu hồi đất ngày càng bức xúc. Xuất hiện thực trạng thất nghiệp ở nông thôn Ninh Bình theo đúng nghĩa của khái niệm này với những người lao động bị thu hồi đất cho KCN. Như vậy đời sống của một bộ phận lao động bị thu hồi đất cho xây dựng KCN hết sức khó khăn. Nhiều người
lao động trong các KCN thu nhập không đủ chi phí cho cuộc sống vì họ phải trang trải các khoản về nhà ở và sinh hoạt đắt đỏ hàng ngày, hầu như không có tích lũy.
- Chỗ ở của người lao động làm việc tại các KCN cũng không ổn định, mang tính chất tạm bợ, một số KCN xây dựng nhà ở cho công nhân nhưng điều kiện còn thiếu thốn hoặc chỉ để phục vụ cho những người có vị trí cao trong doanh nghiệp. Hầu hết người lao động trong các KCN phải thuê phòng trọ của người địa phương với các điều kiện an ninh, vệ sinh và không gian không đảm bảo, chi phí cho nhà ở nhiều khi chiếm phần đáng kể trong thu nhập hàng tháng của họ.
- Đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động còn nghèo nàn do họ không có đủ nguồn tài chính và hầu như không có thời gian để dành cho thỏa mãn nhu cầu văn hóa, tinh thần.
- An ninh trật tự ở các địa bàn có KCN cũng là vấn đề phức tạp do người lao động đến từ nhiều địa phương khác nhau.
c) Về môi trường
- Ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí KCN đang là một trong những mối nguy hại lớn nhất đối với môi trường và sức khỏe của người lao động trong KCN, của người dân xung quanh KCN, người dân của các huyện, tỉnh lân cận.
- Tỷ lệ các doanh nghiệp, các KCN có hệ thống xử lý nước thải, rác thải, khí thải là rất thấp so với yêu cầu về quản lý môi trường.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vụ vi phạm, gây ô nhiễm môi trường còn lỏng lẻo, chưa mang tính bắt buộc, cưỡng chế đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các KCN.
Từ những thực tế của những tồn tại, hạn chế nói trên, có thể thấy rằng sự phát triển các KCN ở tỉnh Ninh Bình còn thiếu bền vững, xét từ tất cả các
khía cạnh của khái niệm này.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại a) Từ phía cơ quan quản lý của tỉnh
* Nhận thức về phát triển các KCN theo hướng bền vững
Nhận thức về phát triển bền vững nói chung, phát triển theo hướng bền vững các KCN nói riêng của các cấp, các ngành trong tỉnh còn nhiều hạn chế.
Viêc phát triển các KCN vì thế chủ yếu tập trung vào khía cạnh kinh tế mà thiếu sự quan tâm đúng mức đến khía cạnh xã hội và môi trường, quan tâm đến bản thân các KCN hơn là đến khu vực ngoài hàng rào KCN
Từ nhận thức về phát triển bền vững các KCN còn hạn chế dẫn tới công tác tuyên truyền, phổ biến trong dân cư nơi có KCN cũng như với các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh về phát triển KCN theo hướng bền vững cũng không hiệu quả.
*Cơ chế, chính sách của tỉnh
- Cải cách hành chính: tuy các cấp, các ngành đã nỗ lực, song vẫn còn hạn chế, nhà đầu tư còn phàn nàn về lề lối làm việc, quy trình xét duyệt dự án, thời gian thẩm định một hồ sơ dự thầu...
- Các chính sách được đưa ra nhiều nhưng chưa sát với thực tiễn phát triển các KCN. Mặt khác các chính sách lại không ổn định, thiếu khảo sát thực tiễn, chưa theo sát thực tiễn, thay đổi thường xuyên. Các chính sách phát triển các KCN chủ yếu theo phong trào, theo nhiệm kỳ, không phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh.
- Chưa có sự phối hợp khoa học của các cơ quan chức năng giữa trung ương và địa phương của tỉnh trong quá trình hoạch định và triển khai thực hiện chính sách phát triển các KCN. Các khía cạnh của phát triển bền vững các KCN chưa được đề cập đầy đủ trong các chính sách, đặc biệt vấn đề bảo về môi trường chưa được đặt ngang tầm với vấn đề phát triển kinh tế và xã hội.
- Quy hoạch các KCN còn mang tính chung chung, thiếu tầm chiến lược, chưa có sự phối kết hợp giữa các ngành, các cơ quan của tỉnh trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung, phát triển các KCN của tỉnh nói riêng. Quy hoạch chủ yếu quan tâm đến số lượng mà chưa chú ý đến chất lượng và tầm chiến lược lâu dài của các KCN.
Chất lượng quy hoạch KCN thấp: việc lựa chọn vị trí xây dựng các KCN chủ yếu dựa trên các tiêu chí về hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực, sự phát triển của hệ thống dịch vụ mà ít quan tâm tới tiêu chí quy hoạch cụ thể
(phương án đền bù giải tỏa, việc xử lý các vấn đề môi trường, khả năng cung ứng nhân lực chất lượng cao...), điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững trong hoạt động các KCN.
Quy hoạch thiếu đồng bộ: nhiều nơi có KCN nhưng lại không quy hoạch nhà ở và ngược lại.
- Các chính sách đền bù giải tỏa đối với các diện tích bị giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN hầu như chưa thỏa đáng và chỉ mang tính chất định tính, tính định lượng thiếu cụ thể, chi tiết thấp, thiếu sự công bằng.
- Hoạt động đào tạo nghề của tỉnh cho lao động địa phương, trong đó có lao động bị thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức, khiến cho việc tìm kiếm công việc của họ trong các KCN gặp nhiều khó khăn. Khi có việc làm trong KCN thì thu nhập của họ là thấp do trình độ tay nghề kém.
- Chưa có sự quan tâm đúng mức và giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, BQL các KCN về các điều kiện lao động, lương, thưởng, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cũng như vấn đề BVMT tại các KCN. Tỉnh Ninh Bình quá chú trọng đến phát triển KCN theo chiều rộng mà không chú trọng phát triển các KCN theo chiều sâu
- Trong công tác quản lý và xử lý vi phạm các vấn đề về môi trường chưa có sự kết hợp giữa các vùng và giữa các tỉnh với nhau để xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt vẫn còn sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành. Nhận thức về môi trường, về phát triển bền vững còn thấp ngay từ các cơ quan ra quyết định, các nhà quản lý. Công tác tuyên truyền giáo dục cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các KCN, người lao động và cả cộng đồng dân cư về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững các KCN chưa được tỉnh đầu tư đúng mức, đúng tầm.
b) Nguyên nhân từ phía các KCN
- CSHT KCN thiếu đồng bộ vì tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước còn eo hẹp, chưa đủ điều kiện để đầu tư xây dựng CSHT (trong đó có hệ thống xử lý chất thải công nghiệp). Mặt khác, mục đích chủ yếu của các doanh
nghiệp là tăng lợi nhuận từ việc sản xuất kinh doanh mà coi nhẹ việc đầu tư xây dựng CSHT, cũng vì CSHT chưa được đầu tư đúng mức nên lượng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các KCN còn thấp, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề.
- Nhiều doanh nghiệp thuê diện tích đất lớn hơn nhu cầu nhằm mục đích cho các doanh nghiệp khác thuê lại để thu lời. Điều này làm cho tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký còn thấp.
- Vấn đề đào tạo nguồn lao động chưa được các doanh nghiệp KCN quan tâm và đầu tư thỏa đáng, chưa có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp cùng loại trong KCN, giữa các doanh nghiệp KCN và các địa phương trong việc đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
- Nhiều doanh nghiệp trong các KCN chưa quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Điều này cũng thể hiện nhận thức của các chủ doanh nghiệp về phát triển bền vững của doanh nghiệp họ, của KCN còn rất hạn chế.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH NINH BÌNH