Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình (Trang 115 - 124)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KCN theo hƣớng bền

3.3.5. Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường

Ninh Bình đang đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển các KCN theo hướng bền vững, một trong những vấn đề đó là ô nhiễm môi trường tại KCN và các vùng quanh KCN. Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển các KCN tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững, cần thực hiện một số giải pháp bảo vệ môi trường như sau:

Công tác quy hoạch: tỉnh cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN để đảm bảo các quy hoạch KCN được đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, với chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh, với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất…

Thu hút đầu tư: thu hút đầu tư vào KCN theo hướng ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, bảo đảm cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng và thực tế giải quyết ô nhiễm môi trường của địa phương; thu hút có trọng điểm để phát triển các ngành kinh tế chủ lực cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong bố trí nhà máy, xây dựng phương án bảo vệ môi trường.

Cơ chế, chính sách: rà soát và tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc phân cấp quản lý môi trường theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền và trách nhiệm trực tiếp về công tác bảo vệ môi trường cho BQL các KCN. BQL các KCN của tỉnh phải được trao đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường trong KCN. Ngoài ra, các văn bản cũng cần phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư KCN với các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư trong KCN trong công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong KCN.

Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung: BQL KCN cần được UBND các cấp và các bộ, ngành có liên quan ủy quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trường trong KCN và triển khai các quy định bảo vệ môi trường liên quan. Bổ sung thanh tra BQL các KCN vào hệ thống thanh tra nhà nước để tạo điều kiện cho BQL các KCN thực hiện tốt chức năng giám sát thi

hành pháp luật về môi trường trong KCN. Trong thời gian tới, phải có biện pháp để nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho BQL các KCN của tỉnh

Chủ đầu tư KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo ĐTM; xây dựng và hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải tập trung, các hạng mục này cần được thiết kế đúng và phù hợp điều kiện thực tế, xây dựng và lắp đặt đúng thiết kế, duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động của KCN; tham gia ứng phó các sự cố môi trường trong KCN.

Tất cả các doanh nghiệp trong KCN có nước thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì từng doanh nghiệp phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài. Các doanh nghiệp có phát sinh khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn.

Pháp luật môi trường: nhà nước cần rà soát, bổ sung và tiếp tục điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về môi trường, trong đó hướng dẫn cụ thể, quy định rõ các nhiệm vụ cần thực hiện trong công tác bảo vệ môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước; ban hành, cập nhật các tiêu chuẩn môi trường cho phù hợp với thực tiễn. Đối với các công trình xử lý chất thải của doanh nghiệp thì cần quy định rõ về tiêu chuẩn, chế độ vận hành để thống nhất thực hiện, bảo đảm được chất lượng của các công trình, nhất là đối với nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCN.

Đầu tư vốn: huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư các công trình môi trường của các KCN, bao gồm: Vốn doanh nghiệp phát triển hạ tầng, vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng, vốn ODA, vốn từ ngân sách nhà nước, trong đó, vốn doanh nghiệp phát triển hạ tầng là chủ yếu.

Ban hành cơ chế, chính sách để tạo cơ sở cho việc hỗ trợ về tài chính, ưu đãi đầu tư đối với việc đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp KCN. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung cần xem xét huy động, bố trí nguồn vốn với quy mô thích hợp để thực hiện tín dụng ưu đãi cho đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trường trong các KCN, đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để bảo đảm tính răn đe đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN như: Coi việc xây dựng công trình xử lý chất thải tập trung là một trong những điều kiện khi thực hiện các ưu đãi về thuế, đất đai cho chủ đầu tư CSHT KCN, là điều kiện để cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN cũng như các doanh nghiệp thứ cấp để giúp các doanh nghiệp ý thức rõ rang và đầy đủ trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

Các KCN đã và đang đóng vai trò quan trọng trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Ninh Bình. Phát triển các KCN theo hướng bền vững đang là yêu cầu cấp thiết đối với các cơ quan quản lý nhà nước và bản thân các KCN của tỉnh.

Khu công nghiệp có vai trò, vị trí rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. Mỗi KCN ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài; tạo động lực cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệp theo quy hoạch tổng thể, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước, tạo việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Bên cạnh đó, phát triển các KCN theo hướng bền vững cũng thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp khác nhau, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho địa phương nói riêng, quốc gia nói chung, trong đó có việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và đào tạo – phát triển nguồn nhân lực, BVMT sinh thái…

Nhận thức được ý nghĩa và vai trò to lớn của KCN nên những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã từng bước xây dựng và phát triển các KCN theo hướng bền vững. Việc phát triển các KCN theo hướng bền vững đã mang lại cho Ninh Bình nhiều thành tựu lớn lao. Kể từ khi các KCN được thành lập và đi vào hoạt động, kinh tế của tỉnh duy trì ở tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – dịch vụ; sản xuất công nghiệp phát triển, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nỗ lực, năng động, sáng tạo, tận dụng những lợi thế và tiềm năng sẵn có của tỉnh, khơi dậy những nguồn lực mạnh mẽ, các KCN trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần giải quyết vấn

hội của lực lượng lao động trong KCN và nhân dân toàn tỉnh được cải thiện. Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, BQL các KCN của tỉnh và các cơ quan chức năng cũng đã quan tâm, tích cực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BVMT tại các KCN và địa bàn có KCN đóng, tạo ra những chuyển biến rõ nét. Các KCN của tỉnh cũng đã có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý ô nhiễm môi trường, không để xảy ra những điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống dân cư. Thực tế cho thấy hoạt động phát triển các KCN của tỉnh Ninh Bình theo hướng bền vững cũng còn nhiều hạn chế và thiếu sót như: vấn đề quy hoạch, xây dựng các KCN; vấn đề xử lý nước thải, chất thải rắn và khói bụi tại các KCN, xây dựng nhà ở,cải thiện điều kiện sinh hoạt cho công nhân các KCN….Xét về thực chất, sự phát triển của các KCN ở tỉnh Ninh Bình còn thiếu bền vững ở tất cả các khía cạnh của khái niệm này.

Đứng trước thực tế đó, tỉnh Ninh Bình cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tháo gỡ và giải quyết nhằm thúc đẩy các KCN của tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Các giải pháp chủ yếu ở đây là: giải pháp về nhận thức và cơ chế chính sách, giải pháp về quy hoạch, giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về vấn đề xã hội, giải pháp về BVMT. Có như thế việc phát triển các KCN của tỉnh Ninh Bình mới đi theo hướng bền vững, góp phần tích cực hơn nữa cho sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh và của cả nước, nâng cao vị thế và vai trò của các KCN trong sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Quý An 91997), Chính sách môi trường và phát triển lâu bền ở Việt Nam, In trong tập: Chính sách và công tác môi trường ở Việt Nam.

2. Đinh Vân Anh, Hoàng Thu Hòa (2009), Vượt thách thức, mở thởi cơ phát triển bền vững, Nxb Tài chính.

3. Ban Đối ngoại Vietnam Economic News – Bộ Công thương. Công ty cổ phần phát triển khoa học công nghệ Vina (2011), Niên giám 63 tỉnh thành 2010, Nxb Công thương, Hà Nội.

4. Ban quản lý các KCN Ninh Bình (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

5. Ban quản lý các KCN Ninh Bình (2012), Báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch KCN tỉnh Ninh Bình.

6. Ban quản lý các KCN Ninh Bình (2012), Báo cáo tình hình sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trong KCN.

7. Ban quản lý các KCN Ninh Bình (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012

8. Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội năm 2012, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu năm 2013 của UBND tỉnh Ninh Bình

9. Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội năm 2013, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu năm 2014 của UBND tỉnh Ninh Bình

10. Bộ Kế hoạch và đầu tư. Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia Việt Nam” VIE01/021 (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

11. Báo cáo tổng hợp kết quả chỉ số PCI của tỉnh Ninh Bình 2007-2013

12. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2006). “Hội nghị - hôi thảo quốc gia 15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam”.

13. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2002). Đề tài khoa học “ Nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước về KCN, KCX ở Việt Nam”

14. Bộ Xây dựng. Vụ quản lý kiến trúc quy hoạch (1998), Quy hoạch quản lí và phát triển các KCN ở Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

15. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê, Hà Nội.

16. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

17. Cục thống kê tỉnh Ninh Bình (2012), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2011, Nxb Thống kê.

18. Cục thống kê tỉnh Ninh Bình (2012), Ninh Bình 20 năm xây dựng và phát triển (01/4/1992 – 01/4/2012), Nxb Thống kê.

19. Cục thống kê tỉnh Ninh Bình (2012), Số liệu kinh tế - xã hội Ninh Bình 20 năm (1992 – 2012), Nxb Thống kê.

21. Lê Tuyển Cử (2004), Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với KCn ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế.

22. Mai Ngọc Cường (1993), Các KCX châu Á – Thái Bình Dương, Nxb Thống kê. 23. Nguyễn Hữu Dũng 92006), “ Phát triển các KCN với vấn đề lao động và việc

làm ở Việt Nam”, Tạp chí lao động và xã hội (291).

24. Nguyễn Ngọc Dũng (2005), “ KCN ở Việt Nam và vấn đề nhà ở cho công nhân thuê”, Tạp chí kinh tế và dự báo (6).

25. Nguyễn Ngọc Dũng (2005), “ Một số vấn đề xã hội trong xây dựng và phát triển các KCN ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và dự báo(3).

26. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII, Ninh Bình. 27. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX, Ninh Bình. 28. Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kì đổi mới, Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế học, Hà Nội

29. Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và KCN, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

30. Ngô Văn Điển (2000), Các KCN và KCX tại Việt Nam; thực trạng và các giải pháp đang áp dụng, Ban quản lý các KCN Việt Nam.

31. Nguyễn Mạnh Đức – Lê Quang Anh (1998), Hướng dẫn đầu tư vào các KCN, KCX, KCNC ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

32. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

33. Trần Thu Hiền (2005), “ Giải quyết vấn đề văn hóa – xã hội ở KCN, KCX”,

Tạp chí lý luận chính trị (3).

34. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (1980), “Chiến lược bảo tồn thế giới”. 35. Hoàng Văn Hoan (2011), Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế địa

phương, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

36. Hoàng Ngọc Hòa (2005), “ KCN, KCX đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, Tạp chí kinh tế và phát triển (91).

37. Như Hùng (2005), “ Tác động của KCN đối với tăng trưởng kinh tế ở Đồng Nai và những bài học kinh nghiệm”, Tạp chí cộng sản (15)

38. Bạch Thị Minh Huyền (2006), “ Những giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho KCN, KCX”, Tạp chí xây dựng (2).

39. Ngô Hướng (2004), “Các KCN, KCX trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng sản (17).

40. Vũ Thành Hưởng (2006), “ Các nhân tố không bền vững trong quá trình phát triển các KCN ở nước ta hiện nay”, Tạp chí kinh tế và phát triển (106).

41. Vũ Thành Hưởng (2010), Phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

42. Nguyễn Cao Luận (2007), “Phát triển các khu công nghiệp ở Đà Nẵng theo hướng bền vững”. Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

43. Nguyễn Văn Nam – Ngô Thắng Lợi (2010), “ Chính sách phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam”, Nxb Thông tin và truyền thông

44. Trần Văn Lợi (2004), “Phát triển KCN, KCX: Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí cộng sản (16).

45. Lê Hữu Nghĩa (2004), “Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh thành phố phía Bắc. Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản (14).

46. Lê Hữu Nghĩa (2004), “Phát triển KCN, KCX ở Việt Nam trong tiến trình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình (Trang 115 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)