7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá chung về phát triển các KCN theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh
2.3.1. Những thành tựu
2.3.1.1. Về kinh tế và kinh doanh
- Tỷ lệ lấp đầy các KCN của tỉnh là khá cao (đạt 65,43%) xét trong điều kiện tỉnh chưa có bề dày xây dựng và phát triển các KCN như một số địa phương khác
- Các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN chủ yếu là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn so với doanh nghiệp hoạt động ngoài KCN, một số chủ đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài. Do dó, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN là cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp ngoài KCN. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển theo hướng bền vững các KCN
- Số dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN trên địa bàn tỉnh chưa phải là nhiều nhưng số lượng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng tăng lên làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của các KCN trên thị trường.
- GTSX, GTXK và tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nước của các KCN trên địa bàn tỉnh ngày càng cao, điều này chứng tỏ sự ổn định và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN.
- Cơ cấu kinh tế của các các địa phương có KCN nói riêng và của toàn tỉnh nói chung đã có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ trong GDP cũng như về lao động ngày một tăng trong khi tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần. Đây cũng là một bằng chứng chứng tỏ hiệu quả của hoạt động phát triển các KCN theo hướng bền vững của tỉnh.
- Việc xây dựng các KCN giúp cho CSHT của các khu vực quanh KCN được nâng cấp.
2.3.1.2. Về xã hội
- Việc phát triển các KCN tạo cơ hội việc làm cho người lao động không chỉ ở địa phương có KCN mà cả lao động nhập cư từ nơi khác đến. Thu nhập bình quân của lao động trong các KCN cao hơn thu nhập bình quân lao động ngoài KCN. Các KCN góp phần tăng thu nhập cho những người dân địa phương thông qua sự phát triển của các ngành nghề mới như: dịch vụ cho thuê nhà, dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí của người lao động trong KCN, cung cấp nguyên liệu…
- Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động bị thu hồi đất cho xây dựng KCN được cải thiện do được đền bù từ phía nhà nước hoặc do khoản thu nhập kiếm được nhờ tham gia lao động trong các KCN.
- CSHT của địa phương có KCN được cải thiện và nâng cấp: mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc… được trang bị đầy đủ.
- An ninh trật tự xã hội tại các khu vực có KCN nhìn chung được đảm bảo.
2.1.3.3. Về môi trường
- Hệ thống về BVMT ngày càng được hoàn thiện và có tính khả thi cao hơn khi được áp dụng trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.
- So với các doanh nghiệp hoạt động riêng rẽ bên ngoài thì vấn đề ô nhiễm môi trường trong các KCN được hạn chế đáng kể bởi chi phí xử lý ô nhiễm môi trường thấp hơn, bởi sự quản lý chặt chẽ hơn của tỉnh và bởi các doanh nghiệp kinh doanh trong các KCN thường là các doanh nghiệp lớn, có điều kiên thuận lợi hơn về nguồn kinh phí cho BVMT.
- Công tác bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề của các cấp quản lý mà nó đã trở thành trách nhiệm của tất cả các thành viên trong KCN. Chủ doanh nghiệp, người lao động ý thức tốt hơn về vấn đề BVMT ở các KCN.
- Các dự án đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc lập ĐTM (đánh giá tác động môi trường) và xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường, xây dựng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo cam kết trước khi dự án đi vào hoạt động. Nhìn chung, hầu hết các dự án trong KCN đã chấp hành khá tốt các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.