1.2. Cơ sở lý luận chung về cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nƣớc
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp thu ngân
nhà nước
1.2.3.1. Nhân tố khách quan
- Thứ nhất, cơ chế chính sách trong phối hợp thu ngân sách nhà nước: + Phương thức thu NSNN: Phương thức thu có tác động trực tiếp đến đối tượng nộp NSNN. Phương thức thực hiện đa dạng sẽ tăng tính chủ động cho người nộp NSNN, tạo điều kiện cho người nộp NSNN có nhiều lựa chọn hình thức nộp NSNN cho phù hợp với điều kiện của mình.
+ Quy trình thu NSNN: Quy trình thu tác động đến hiệu quả của hoạt động thu NSNN. Với một quy trình đơn giản, hợp lý, khoa học sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện mỗi khoản thu. Rút ngắn thời gian tập trung vào NSNN, giảm bớt sai sót, thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu và xử lý vướng mắc, hạn chế rủi ro.
+ Hệ thống chứng từ thu NSNN: Chứng từ thu NSNN có nội dung ghi chép đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và đủ thông tin cần thiết. Một mặt sẽ giúp cho
người nộp NSNN kê khai dễ dàng, đầy đủ, chính xác, không mất nhiều thời gian lập chứng từ. Bên cạnh đó cũng đảm bảo cho các cơ quan thu, tham gia phối hợp thu NSNN có đủ thông tin để thực hiện hạch toán thu NSNN và quản lý thu NSNN.
+ Mạng lưới điểm thu NSNN: Trên địa bàn có nhiều điểm thu NSNN, phân bố hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp NSNN.
- Thứ hai, phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong phối hợp
thu NSNN:
+ Việc phân định trách nhiệm các cơ quan trong công tác phối hợp thu là rất cần thiết vì công tác này có đặc điểm là liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành như KBNN, cơ quan Thuế, Hải quan, NHTM, các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN, …
+ Việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan phải đảm bảo tính pháp lý, rõ ràng, minh bạch, có thể kiểm tra, giám sát lẫn nhau, thể chế hóa thành các quy định cụ thể, trên cơ sở đó từng cơ quan, đơn vị liên quan biết được phạm vi quyền hạn cũng như trách nhiệm pháp lý của mình trong việc thực thi công việc, biết được tiêu chí đánh giá sự phối hợp thu NSNN, qua đó chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình, công việc vì thế được tiến hành trôi chảy, góp phần nâng cao chất lượng phối hợp thu, đồng thời sẽ hạn chế được sai sót, sớm phát hiện được sai sót trong tổ chức phối hợp thu NSNN.
- Thứ ba, các công cụ thanh toán của nền kinh tế:
+ Khi nền kinh tế có hệ thống các công cụ thanh toán hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, chi phí thấp sẽ góp phần giảm thanh toán bằng tiền mặt. Phát triển nộp thuế điện tử, qua đó tập trung nhanh chóng, kịp thời các khoản thu vào NSNN.
+ Các công cụ thanh toán hoàn hảo sẽ giúp các chủ thể tham gia thanh toán nâng cao tính chủ động của mình. Đặc điểm thu NSNN là bị ràng buộc
bởi tính thời hạn. Việc chậm nộp thu NSNN sẽ bị xử lý theo pháp luật, do đó, người nộp NSNN luôn quan tâm đặc biệt tới hình thức thanh toán nhanh chóng, chính xác, tiện lợi và an toàn. Công nghệ thanh toán hiện đại sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN.
- Thứ tư, nhận thức của người nộp ngân sách nhà nước:
Khi người nộp NSNN có hiểu biết đầy đủ kiến thức về pháp luật thu NSNN, được hướng dẫn cụ thể về phương pháp kê thai thuế, phí, lệ phí, thời hạn nộp thuế, địa điểm nộp NSNN, cách thức lập chứng từ thu NSNN … họ có thể chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Qua đó sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức thu NSNN, quản lý thu NSNN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Thứ năm, sự phân cấp của cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nước: Sự phân cấp của cơ quan quản lý thu NSNN đối với đối tượng thu NSNN có ảnh hưởng đến công tác hạch toán thu của KBNN, ảnh hưởng đến cung cấp dữ liệu thu NSNN, số liệu báo cáo thu cho các cơ quan liên quan. Khi sự phân cấp hợp lý, sẽ giảm bớt sự rườm rà đồng thời giảm bớt sai sót và nhầm lẫn trong hạch toán, báo cáo thu NSNN.
1.2.3.2. Nhân tổ chủ quan
- Thứ nhất, trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của công chức, nhân viên thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước:
Thu NSNN nói chung và phối hợp thu NSNN nói riêng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, liên quan đến lợi ích của nhiều đơn vị và cá nhân, do vậy trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của những người tham gia hoạt động thu NSNN sẽ có tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động này. Yêu cầu chung đối với cá nhân mỗi người là phải có hiểu biết về các quy định trong lĩnh vực thu NSNN, quản lý thu NSNN, kế toán thu NSNN. Bên cạnh đó, công chức, nhân viên thực hiệp phối hợp thu
NSNN cần có trình độ tin học, sử dụng và khai thác thành thạo các phần mềm ứng dụng thu NSNN; có kỹ năng làm việc, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần làm việc có trách nhiệm cao, nhiệt tỉnh, đảm mê, có đạo đức nghề nghiệp và khả năng giao tiếp tốt.
- Thứ hai, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và hạ tầng
truyền thông:
+ Mức độ, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin là nhân tố khách quan, nhưng sự tác động của con người đối với các ứng dụng công nghệ thông tin lại là nhân tố chủ quan. Ngoài yếu tố về trình độ và năng lực sử dụng ứng dụng công nghề thông tin, thuộc phạm vi của yếu tố con người, còn có yếu tố ảnh hưởng bởi người có thẩm quyền lựa chọn mức độ, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp đáp ứng với yêu cầu công việc, sẽ giúp các cơ quan trong tổ chức thực hiện phối hợp thu được thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả công việc, thông tin về thu NSNN được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
+ Hạ tầng truyền thông đủ mạnh và thông suốt là nhân tố cơ bản để các ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động thành công và có hiệu quả.
- Thứ ba, sự an toàn trong phối hợp thu ngân sách nhà nước:
An toàn trong hoạt động thu nói chung và phối hợp thu NSNN nói riêng là yêu cầu song hành với tập trung nhanh chóng, kịp thời các khoản thu vào NSNN. Có đảm bảo an toàn trong thu tiền mặt nộp NSNN, an toàn trong thanh toán chuyển khoản, an toàn trong thu nộp NSNN điện tử, cũng như an toàn trong các dịch vụ thu nộp NSNN điện tử khác của ngân hàng, bảo mật thông tin cho người nộp NSNN … thì mới mang lại kết quả cuối cùng cho công tác thu NSNN. Để đảm bảo yêu cầu này thì các cơ quan phối hợp thu phải thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn tại đơn vị mình, ngành mình.
- Thứ tư, công nghệ thông tin:
Cũng như với bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào khác, công nghệ thông tin đóng vai trò cơ bản trong hoạt động thu và phối hợp thu NSNN. Mức độ, trình độ áp dụng công nghệ thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động thu và phối hợp thu NSNN.