Thực trạng kiểm tra giám sát cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 73 - 75)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng kiểm tra giám sát cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nƣớc

Giám sát cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước góp phần quan trọng vào việc đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý phối hợp thu NSNN. Kết quả giám sát cơ chế phối hợp thu NSNN chỉ ra mức độ chấp hành, tuân thủ những luật lệ, quy trình, cơ chế phối hợp thu NSNN. Do đó, giám sát cơ chế phối hợp thu NSNN là việc theo dõi, kiểm tra thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm xác định tình trạng phối hợp thu NSNN, từ đó phát hiện sớm các vấn đề và có hướng xử lý kịp thời.

Hiện nay, việc giám sát cơ chế phối hợp thu NSNN tại KBNN được thực hiện theo quy trình đối chiếu số liệu hàng ngày, định kỳ thành lập các đoàn kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất trực tiếp các đơn vị thực hiện công tác thu NSNN. Bộ Tài chính giao KBNN chủ trì thành lập đoàn kiểm tra liên

ngành, gồm đại diện của cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan tham gia, kiểm tra trên các ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra việc lưu trữ chứng từ, kiểm tra việc xử lý các giao dịch sai lầm trong thanh toán, kiểm tra công tác đối chiếu số liệu, kiểm tra việc xử lý chuyển tiền.

Nhìn chung, các các đơn vị tham gia phối hợp thu NSNN đã chấp hành đúng các quy định của Luật NSNN và quy định tại Thông tư số 328/2016/TT- BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (do KBNN chủ trì dự thảo trình Lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành); Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (do Tổng cục Hải quan chủ trì dự thảo trình Lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành); Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, giám sát cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước cũng đã phát hiện được một số trường hợp không thực hiện đúng quy định, lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của nhà nước: Kế toán viên làm thu NSNN lợi dụng lúc thủ quỹ đi vắng, đã trực tiếp thu tiền phạt ATGT, làm giả biên lai thu (lập thủ công), tự hủy biên lai thu trên TCS (trước đây khi chưa đưa mã bảo mật vào biên lai thu in trên TCS) hoặc cố tình báo Kế toán trưởng hủy biên lai với lý do sai sót, sau đó lấy dấu “đã thu tiền” đóng lên các liên biên lai, trả biên lai cho người nộp tiền và cơ quan ra quyết định phạt, nhưng tiền và 01 liên biên lai đã không bàn giao lại cho thủ quỹ mà để chiếm đoạt; cán bộ ngân hàng ủy nhiệm thu lợi dụng việc chuyển tiếp thu NSNN từ các NHTM khác đến, không hạch toán

ngay vào tài khoản thu NSNN của KBNN mà treo trên các tài khoản trung gian nhằm lợi dụng chiếm đoạt lãi qua đêm, đặc biệt những khoản thu lớn.

Cơ chế phối hợp trong giám sát thu NSNN đã có những tiến bộ rõ rệt, vừa bảo đảm tính độc lập theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan nhưng cũng vừa có sự đan xen, gắn kết chặt chẽ ở một số công đoạn, quy trình tổng hợp số liệu thu NSNN. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng phối hợp thu NSNN, nâng cao chất lượng các dịch vụ thu NSNN.

Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp cũng khắc phục sự lúng túng, thiếu ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan khi chuẩn bị tài liệu báo cáo số liệu thu cho các cơ quan có thẩm quyền. Cơ chế này đã giúp cho KBNN, cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan tiến hành giám sát việc thu NSNN của các NHTM; Giám sát việc hạch toán, điều tiết thu NSNN của KBNN; Giám sát việc quản lý các đối tượng nộp thuế của cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan; Giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phối hợp thu NSNN.

Qua công tác phối hợp chặt chẽ về kiểm tra giám sát, đã trình Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh một số nội dung trong quy trình phối hợp thu NSNN, chỉnh sửa chương trình ứng dụng phối hợp thu NSNN, ràng buộc trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong khi thực hiện nhiệm vụ để nhằm mục đích hạn chế rủi ro, mất an toàn tiền và tài sản của nhà nước, tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp thu nhằm thực hiện tốt mục tiêu quản lý thu NSNN có hiệu quả; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương tài chính; tăng cường quản lý và kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về thu NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)