CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng cơ chế chính sách phối hợp thu ngân sách nhà nƣớc
3.1.1. Kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước gắn với cơ chế phố
thu ngân sách nhà nước
Thu NSNN tại Việt Nam được thực hiện theo Luật Ngân sách, các Luật về thuế, Luật về Hải quan, … và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Thời gian qua, công tác thu NSNN đã có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong giai đoạn 2012 -2017, Việt Nam thực hiện chính sách tài khóa mở rộng thông qua việc liên tục điều chỉnh chính sách thuế và thu ngân sách theo hướng miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế ở hầu hết các sắc thuế lớn như thế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp … trên phạm vi rộng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng.
Bên cạnh đó, việc quản lý thu NSNN cũng được tăng cường trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quan, KBNN; tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất - kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế.
Hệ thống pháp luật về quản lý NSNN đã liên tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, phù hợp với bối cảnh và tình hình đất nước trong từng thời kỳ. Gần đây, Luật NSNN năm 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017) đã bổ
sung nhiều quy định mới nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nguồn lực NSNN.
Tuy nhiên, văn bản quy đinh, hướng dẫn về công tác PHT ngân sách hiện nay của Bộ Tài chính, chưa thống nhất, còn rất nhiều văn bản, dẫn đến các quy định trùng lắp, phân tán ở nhiều văn bản, với thời gian hiệu lực khác nhau dẫn đến khó tra cứu, áp dụng và dễ gây nhầm lẫn khi thực hiện. Cùng là Thông tư quy định về PHT NSNN, nhưng hiện nay đang tồn tại 03 Thông tư có hiệu lực: Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (do KBNN chủ trì dự thảo trình Lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành); Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (do Tổng cục Hải quan chủ trì dự thảo trình Lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành); Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa.
Dưới đây là bảng kết quả thu NSNN trong cân đối từ năm 2012 đến năm 2017:
Bảng 3.1. Kết quả thu ngân sách nhà nƣớc
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Kết quả 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Thu trong cân đối (1) 754.572 828.348 831.190 998.217 1.107.381 1.288.995
Dự toán (2) 740.500 816.000 782.700 911.100 1.014.500 1.212.180
Tỷ lệ thu (1)/(2) 1,9% 1,5% 6,2% 9,2% 9,2% 6,34%
Quy mô thu NSNN được mở rộng: Quy mô thu NSNN giai đoạn 2012- 2016 đạt 4.519.708 tỷ đồng, gấp 2 lần giai đoạn 2006-2011. Năm 2017, thu NSNN tiếp tục tăng khá, đạt 1.288.665 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tác động của các chính sách ưu đãi về thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và sản xuất - kinh doanh trong giai đoạn 2012-2016, cùng với việc cắt giảm hàng rào thuế quan và giá dầu thô giảm sâu, tỷ trọng thu NSNN so GDP giảm còn 23,56% so với mức 26,34% của giai đoạn 2006-2011. Vì vậy, trong mấy năm qua, các khoản thu được cơ cấu lại, tập trung mở rộng các nguồn thu nội địa và đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế. Nhờ đó, trong 2 năm 2016-2017, tổng thu NSNN thực hiện đều vượt khá so với dự toán Quốc hội quyết định (năm 2016 vượt 92 nghìn tỷ đồng, năm 2017 vượt 77 nghìn tỷ đồng) bằng 34,1% kế hoạch 5 năm, trong đó thu từ thuế, phí, lệ phí đạt 20% GDP. Cụ thể: Năm 2016, tỷ lệ động viên vào NSNN đạt khoảng 24,5% GDP, trong đó huy động từ thuế, phí, lệ phí ước đạt 20,4% GDP. Năm 2017, tỷ lệ động viên vào NSNN ước đạt 25,7%, trong đó huy động từ thuế, phí, lệ phí ước đạt 20,2% GDP.
Cơ cấu thu NSNN có sự chuyển dịch theo hướng bền vững hơn: Tỷ trọng thu nội địa (không kể dầu thô) tăng từ mức trung bình 57,58% trong giai đoạn 2007 - 2011 lên 67,7% trong giai đoạn 2012-2016; năm 2017 đạt 82%. Tỷ trọng thu từ dầu thô trong tổng thu NSNN giảm trung bình từ 19,96% trong giai đoạn 2007-2011 xuống còn 13,41% trong giai đoạn 2012-2016. Tỷ trọng thu viện trợ không hoàn lại giảm trung bình từ 2,12% trong giai đoạn 2007-2011 xuống còn 1,37% trong giai đoạn 2012-2016.
Tuy nhiên, thu NSNN còn dựa nhiều vào các khoản thu không tái tạo (thu từ vốn) như thu từ giao quyền sử dụng đất, thu từ tài nguyên, thu từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc áp dụng ưu đãi thuế còn dàn trải trong hiệu quả của các chính sách ưu đãi này chưa được đánh giá, phân tích một cách đầy đủ, toàn diện.
Để tiếp tục củng cố nguồn thu ngân sách, xây dựng một cơ cấu thu NSNN bền vững, thì hệ thống chính sách thuế phải được cải cách đồng bộ, đảm bảo tính cạnh tranh, hỗ trợ tăng trưởng với mức thuế suất hợp lý, phù hợp với xu hướng cải cách thuế trong khu vực và trên thế giới; đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu NSNN trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó đặc biệt là công tác phối hợp thu NSNN giữa KBNN, cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan và NHTM cần phải được thực hiện một cách mạnh mẽ.
3.1.2. Phân cấp tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan và Ngân hàng thương mại