Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 75 - 88)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về phối hợp thu ngân sách nhà nƣớc

3.4.1. Kết quả đạt được

Đánh giá công tác PHT NSNN từ năm 2012 đến năm 2017, cho thấy đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:

3.4.1.1. Thu ngân sách nhà nước tại ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng ngày càng tăng và lớn

Bảng 3.2. Bảng tỷ lệ số tiền thu NSNN tại KBNN và NHTM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Kết quả 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Thu tại KBNN (1) 572.052 529.401 271.018 275.682 222.669 161.315

Thu tại NHTM (2) 182.520 298.947 560.172 722.535 884.712 1.127.680

Thu trong cân đối (3) 754.572 828.348 831.190 998.217 1.107.381 1.288.995 Tỷ lệ thu tại KBNN so

tổng số thu (1)/(3) 76% 64% 33% 28% 20% 13%

Tỷ lệ thu tại NHTM

so tổng số thu (2)/(3) 24% 36% 67% 72% 80% 87%

Nguồn:Báo cáo của KBNN

Bảng 3.3. Bảng tỷ lệ số chứng từ thu NSNN tại KBNN và NHTM Đơn vị tính: chứng từ Năm Kết quả 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Thu tại KBNN (1) 8.394.385 10.900.885 9.021.746 6.613.801 3.967.401 3.001.932 Thu tại NHTM (2) 1.366.528 1.923.686 4.988.407 10.742.539 15.957.185 20.089.856 Tổng số chứng từ thu NSNN (3) 9.760.913 12.824.571 14.010.153 17.356.340 19.924.586 23.091.788 Tỷ lệ thu tại KBNN so tổng số thu (1)/(3) 86% 92% 64% 38% 20% 13% Tỷ lệ thu tại NHTM số tổng số thu (2)/(3) 14% 25% 36% 62% 80% 87%

Qua bảng tổng hợp số liệu (Bảng 3.2 và Bảng 3.3), cho thấy rằng từ năm 2012 đến năm 2017 tỷ trọng thu NSNN qua NHTM ngày càng tăng với tỷ trọng ngày càng lớn; tỷ trọng thu NSNN qua KBNN ngày càng giảm, với tỷ trọng ngày càng nhỏ, cụ thể: lượng chứng từ thu ngân sách nộp qua NHTM năm 2012 chiếm tỷ lệ 14% đã tăng lên 87% trong tổng số chứng từ thu ngân sách vào năm 2017; tổng số tiền thu ngân sách qua NHTM năm 2012 đạt tỷ lệ 24% đã tăng lên 87% tổng thu ngân sách trong cân đối. Trong khi đó, lượng chứng từ thu ngân sách nộp qua KBNN năm 2012 chiếm tỷ lệ 86% đã giảm xuống còn 13% trong tổng số chứng từ thu ngân sách vào năm 2017; tổng số tiền thu ngân sách qua KBNN năm 2012 đạt tỷ lệ 76% đã giảm xuống còn 13% tổng thu ngân sách trong cân đối.

Kết quả trên cho thấy, người nộp thu ngân sách đã lựa chọn nộp NSNN nhiều hơn tại NHTM, việc đẩy mạnh kết nối với các ngân hàng đã cung cấp cho người dân, doanh nghiệp một kênh thanh toán an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi phù hợp với nhu cầu của người nộp NSNN.Điều này bước đầu đáp ứng được mục tiêu của PHT NSNN là xây dựng Kho bạc điện tử.

3.4.1.2. Thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng giảm và ngày càng nhỏ

Bảng 3.4. Bảng tỷ lệ số tiền thu NSNN bằng tiền mặt

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Kết quả 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Thu trong cân đối (1) 754.572 828.348 831.190 998.217 1.107.381 1.288.995

Thu tại KBNN (2) 572.052 529.401 271.018 275.682 222.669 161.315 Thu bằng TM tại KBNN (3) 469.083 412.933 154.480 113.030 66.801 25.006 Tỷ lệ thu TM tại KBNN so với số thu NS qua KBNN (3)/(2) 82% 78% 57% 41% 30% 16% Tỷ lệ thu TM tại KBNN so với số thu NSNN(3)/(1) 62% 50% 19% 11% 6% 2%

Nguồn: Báo cáo của KBNN

Bảng 3.5. Bảng tỷ lệ số chứng từ thu NSNN bằng tiền mặt Đơn vị tính: chứng từ Năm Kết quả 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số chứng từ thu NSNN (1) 9.760.913 12.824.571 14.010.153 17.356.340 19.924.586 23.091.788 Tổng thu tại KBNN (2) 9.175.258 11.798.605 9.021.746 6.613.801 3.967.401 3.001.932 Thu bằng TM tại KBNN (3) 7.340.206 8.730.968 4.781.525 2.182.554 1.031.524 360.232 Tỷ lệ thu TM tại KBNN so số thu KBNN (3)/(2) 80% 74% 53% 33% 26% 12% Tỷ lệ thu TM tại KBNN so số thu NSNN (3)/(1) 75% 68% 34% 12% 5% 2%

Qua bảng tổng hợp số liệu thu (Bảng 3.4 và Bảng 3.5), cho thấy thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN từ năm 2012 đến năm 2017 đã giảm khá lớn, cụ thể: lượng chứng từ thu NSNN bằng tiền mặt năm 2012 chiếm 80% lượng chứng từ thu ngân sách qua KBNN và 75% tổng số chứng từ thu NSNN đã giảm còn 12% trong tổng lượng chứng từ thu ngân sách qua KBNN và 2% tổng số chứng từ thu NSNN vào năm 2017.

Điều đó cho thấy hoạt động nội tại của cơ chế PHT ngân sách đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp NSNN sử dụng hình thức thanh toán chuyển khoản qua các kênh thanh toán điện tử hiện đại, góp phần vào việc phát triển mạnh mẽ việc sử dụng thẻ ATM, thể tín dụng …, nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm tiền mặt trong lưu thông để dần hướng tới mục tiêu Kho bạc không tiền mặt.“Tính đến cuối năm 2017, cả nước có trên

18.200 điểm ATM cùng gần 300.000 thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (POS); cùng với đó, số lượng tài khoản cá nhân cũng đạt 72 triệu tài khoản, trong đó, số người dân có tài khoản ngân hàng đã chiếm trên 60% dân số trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên), tương đương hơn 43 triệu người”, theo nguồn báo

cáo của Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước.

Khối lượng giao dịch thu ngân sách chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng khối lượng giao dịch hoạt động thanh toán của nền kinh tế. Vì vậy, việc chuyển dịch từ thanh toán dùng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền trong các giao dịch thu ngân sách có tác động lớn đến việc chuyển đổi thói quen thanh toán của các tổ chức, cá nhân. Từ đó, cùng với hoạt động chi ngân sách, hoạt động thanh toán của Chính phủ được coi là một trong những yếu tố chủ chốt quyết định thành công của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

3.4.1.3. Chi nhánh ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản và có quan hệ phối hợp thu với cơ quan thu được tăng lên về số lượng và phân bố khá đều theo địa bàn hành chính

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp số lƣợng Phòng giao dịch, chi nhánh NHTM trên địa bàn các tỉnh

TT Tỉnh, thành phố Số phòng giao dịch và chi nhánh NHTM

Tổng Agribank Vietcombank BIDV Vietinbank MB

1 An Giang 16 5 2 3 5 1 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 14 4 3 2 4 1 3 Bình Dương 16 4 4 3 3 2 4 Bình Phước 16 5 2 4 3 2 5 Bình Thuận 17 7 3 2 4 1 6 Bình Định 17 5 2 4 3 3 7 Bạc Liêu 16 6 4 3 2 1 8 Bắc Cạn 12 7 2 1 2 0 9 Bắc Giang 18 6 3 3 5 1 10 Bắc Ninh 16 5 4 3 2 2 11 Bến Tre 17 4 4 3 3 3 12 Cao Bằng 16 10 0 4 2 0 13 Cà Mau 16 7 2 2 3 2 14 Cần Thơ 16 8 2 3 2 1 15 Gia Lai 18 5 3 5 4 1 16 Hòa Bình 16 11 0 3 2 0 17 Hà Giang 17 9 0 4 4 0 18 Hà Nam 16 5 3 4 2 2 19 Hà Nội 34 14 5 7 5 3 20 Hà Tĩnh 16 8 3 3 2 0 21 Hưng Yên 16 5 2 4 3 2 22 Hải Dương 16 6 4 2 2 2 23 Hải Phòng 18 6 4 2 3 3 24 Hậu Giang 17 5 0 7 5 0 25 Khánh Hòa 17 5 2 4 3 3 26 Kiên Giang 16 6 2 4 2 2 27 Kon Tum 16 8 3 3 2 0 28 Lai Châu 13 8 0 3 2 0

29 Long An 17 5 3 4 3 2 30 Lào Cai 17 6 2 3 4 2 31 Lâm Đồng 16 6 2 3 3 2 32 Lạng Sơn 16 7 2 2 3 2 33 Nam Định 17 8 2 3 3 1 34 Nghệ An 15 5 4 3 2 1 35 Ninh Bình 15 5 3 3 3 1 36 Ninh Thuận 15 4 5 2 4 0 37 Phú Thọ 16 5 4 3 3 1 38 Phú Yên 17 7 4 3 2 1 39 Quảng Bình 16 4 4 3 3 2 40 Quảng Nam 19 7 3 4 3 2 41 Quảng Ngãi 18 8 3 1 4 2 42 Quảng Ninh 15 5 4 1 3 2 43 Quảng Trị 18 10 3 2 2 1 44 Sóc Trăng 17 7 3 2 4 1 45 Sơn La 16 5 4 3 3 1 46 TP. Hồ Chí Minh 32 9 8 5 7 3 47 Thanh Hóa 16 6 4 3 2 1 48 Thái Bình 13 5 2 2 3 1 49 Thái Nguyên 15 5 3 3 3 1

50 Thừa Thiên Huế 17 5 4 3 4 1

51 Tiền Giang 18 8 4 2 3 1 52 Trà Vinh 18 6 5 2 5 0 53 Tuyên Quang 17 5 2 3 5 2 54 Tây Ninh 15 6 2 3 3 1 55 Vĩnh Long 15 5 4 3 3 0 56 Vĩnh Phúc 16 7 3 2 3 1 57 Yên Bái 14 7 0 3 3 1 58 Điện Biên 13 7 0 3 3 0 59 Đà Nẵng 18 6 3 3 4 2 60 Đắc Lắc 17 9 2 2 3 1 61 Đắc Nông 18 8 4 2 4 0 62 Đồng Nai 16 7 3 3 2 1 63 Đồng Tháp 19 7 5 3 3 1 Tổng: 1.056 406 181 190 199 80

Khi chưa thực hiện phối hợp thu, giao dịch thu NSNN chủ yếu được thực hiện tại trụ sở các đơn vị KBNN trên toàn quốc, bao gồm Sở Giao dịch KBNN, 63 KBNN cấp tỉnh và 666 KBNN huyện.

Sau khi thực hiện PHT, đến nay ngoài các đơn vị KBNN tổ chức thu NSNN, đã có thêm Hội sở chính của 5 hệ thống NHTM nhà nước, 1.056 phòng giao dịch và chi nhánh NHTM tham gia phối hợp thu NSNN. Các phòng giao dịch và chi nhánh NHTM được phân bố đều theo địa bàn hành chính các tỉnh, huyện, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp NSNN, rút ngắn thời gian, chi phí đi lại của người nộp NSNN, người nộp NSNN có nhiều lựa chọn nơi nộp NSNN, việc nộp NSNN được thực hiện nhanh hơn. Điều này góp phần thúc đẩy nhanh, kịp thời việc tập trung các nguồn thu vào NSNN.

Bên cạnh đó, các cá nhân, doanh nghiệp khi nộp thu NSNN tại ngân hàng UNT được miễn phí hoàn toàn dịch vụ chuyển tiền theo thỏa thuận giữa KBNN và 5 hệ thống NHTM nhà nước, đây là ưu đãi cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước một cách tốt nhất, đồng thời góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

3.4.1.4. Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong thu ngân sách nhà nước ở mỗi cơ quan Kho bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan

- Về phía người nộp thu NSNN: Với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm của cải cách hành chính hướng tới giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian và vật chất cho xã hội. Việc triển khai PHT NSNN gắn liền với dự án cải cách hiện đại hóa công tác thu, nộp NSNN đã tạo điều kiện cho người nộp thuế tiếp cận những hình thức thu mới, đa dạng, hiện đại, tiết kiệm chi phí và thời gian nộp thu NSNN:

+ Với ưu điểm là dữ liệu nộp thuế của khách hàng được kết nối trực tiếp với hệ thống thông tin liên ngành của Bộ Tài chính, KBNN, Tổng cục

Thuế và Tổng cục Hải quan, NHTM, vì thế việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cũng được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Ngay sau khi khách hàng nộp thuế xuất nhập khẩu, thông tin nộp thuế sẽ truyền sang KBNN để hạch toán thuế, đồng thời truyền sang cơ quan Hải quan để thông quan hàng hóa. Như vậy, không những giảm bớt thời gian, công sức cho việc nộp thuế, mà còn giảm thời gian lưu kho bãi, giải phóng hàng hóa nhanh chóng, giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh ngoài ý muốn.Thông qua ngân hàng, khách hàng có thể ký hợp đồng thực hiện bão lãnh thuế xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử, ủy nhiệm cho ngân hàng nộp thuế vào ngân sách theo định kỳ, thay vì phải trực tiếp đến NHTM hoặc KBNN để làm thủ tục nộp thuế như trước đây, điều này đã giúp cho doanh nghiệp cắt giảm nhân sự làm nhiệm vụ nộp thuế.

+ Bên cạnh đó, doanh nghiệp kê khai nộp NSNN cũng chỉ cần sử dụng 01 giấy nộp tiền nộp cho nhiều tờ khai (đối với khai hải quan) hoặc một bảng kê nộp thuế (đối với thuế nội địa) mà không cần phải lập giấy nộp tiền, việc kê khai cũng chỉ cần các thông tin về mã số thuế, tên đối tượng nộp, tên cơ quan thu, số tiền; các thông tin khác như số và ngày tờ khai, mã cơ quan thu, mã và tên KBNN, nội dung khoản nộp ngân sách sử dụng truy vấn trên ứng dụng, không phải kê khai thông tin về Mục lục NSNN. Chính những quy định “mở” như vậy đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, thời gian nộp thuế trước đây khoảng 30 phút nay giảm còn khoảng 5 phút.

+Doanh nghiệp có thể nộp trong và ngoài giờ hành chính, nộp vào ngày nghỉ, không phải chờ đơi, được đón tiếp tần tình, hướng dẫn chu đáo, sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại (qua internet, ATM, thư bảo lãnh …) rất thuận tiện đã gây được thiện cảm và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo khách hàng.

- Về phía các cơ quan trong ngành tài chính (Thuế, Hải quan, KBNN): +Cơ quan Thuế, Hải quan có thể chia sẻ và được cung cấp các thông tin về người nộp thuế với KBNN và các ngân hàng, phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN an toàn và hiệu quả; cơ quan thu chấp nhận ngay thông tin nộp tiền, trích tiền từ tài khoản củ người nộp thuế tại NHTM UNT và thông tin do KBNN truyền trên Cổng thông tin để hạch toán trừ nợ cho người nộp thuế, không phải trực tiếp đi lại để giao dịch nhận bảng kê, chứng từ nộp thu NSNN đã góp phần giảm chi phí, nguồn nhân lực trong đối chiếu số liệu.

+ Việc PHT NSNN là một trong những cơ sở để KBNN sáp nhập 666 Bộ phận Kho quỹ thuộc KBNN huyện và 63 phòng Kho quỹ thuộc KBNN tỉnh vào Bộ phận/Phòng Kế toán nhà nước do lượng thu tiền mặt giảm còn ít; luân chuyển hàng trăm cán bộ làm công tác thu NSNN sang làm các nhiệm vụ khác.

+ Việc PHT NSNN gắn với dự án Hiện đại hóa thu nộp NSNN cũng là cơ sở để thực hiện sắp xếp, tổ chức lại Hệ thống KBNN và Tổng cục Thuế theo hướng sáp nhập các KBNN huyện thành KBNN khu vực và sáp nhập các Chi cục Thuế huyện thành Chi cục Thuế khu vực theo Nghị quyết 18- NQ/TW2017 và Nghị quyết 19-NQ/TW2017.

- Về phía NHTM: Với việc được cung cấp dịch vụ thu NSNN, nên các ngân hàng này có thể nghiên cứu, phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng các dịch vụ thanh toán hiện đại, phục vụ tốt hơn cho người nộp NSNN.

3.4.1.5. Các cơ quan Thuế, Hải quan theo dõi tình trạng thu, nộp và hạch toán thu NSNN của KBNN được nhanh chóng, chính xác và kịp thời

Trước khi phối hợp thu NSNN, chứng từ thu NSNN, số thu NSNN phát sinh trong ngày phải sau từ 1 - 2 ngày làm việc sau, cơ quan thu mới sang KBNN để lấy báo Có. Khi thực hiện PHT, KBNN truyền dữ liệu thu NSNN, số đã thu NSNN cho cơ quan thu ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ làm việc của ngày làm việc tiếp.

Đối với khoản thu Hải quan, cơ quan Hải quan nhận được thông tin về thu NSNN ngay khi NHTM UNT hoàn thành việc chuyển tiền vào tài khoản thu NSNN của KBNN tại ngân hàng và truyền chứng từ nộp NSNN cho cơ quan Hải quan qua Cổng thanh toán điện tử.

Việc tổng hợp số liệu tại cơ quan thu hoàn toàn bằng điện tử, vì vậy số liệu về thu NSNN luôn được tổng hợp kịp thời, phục vụ công tác quản lý thuế của cơ quan thu và quản lý, điều hành ngân sách nhà nước được nhanh chóng, kịp thời.

3.4.1.6. Phối hợp thu ngân sách góp phần giảm thời gian, chi phí nhập liệu cho các cơ quan thu và Kho bạc Nhà nước

Số chứng từ thu NSNN năm 2012 so với năm 2017 tăng 2,4 lần (năm 2012 là 9.760.913 chứng từ, năm 2017 là 23.091.788 chứng từ - Dữ liệu tại Bảng 3.5 nêu trên). Với việc PHT NSNN, chứng từ thu NSNN chỉ phải nhập 01 lần vào ứng dụng, chứng từ thu NSNN phát sinh tại cơ quan nào được nhập liệu vào chương trình quản lý thu NSNN tại cơ quan đó (NHTM hoặc KBNN), sau đó được truyền điện tử đến các cơ quan liên quan để tổng hợp theo yêu cầu nghiệp vụ quản lý của mỗi cơ quan, thay vì cơ quan thu, KBNN, NHTM đều phải nhập chứng từ thu NSNN vào chương trình quản lý thu NSNN của mỗi cơ quan. Vì vậy, giảm được rất nhiều chi phí và thời gian nhập liệu.

3.4.1.7. Phối hợp thu ngân sách nhà nước góp phần xây dựng hệ thống thông tin tài chính tích hợp và hình thành Chính phủ điện tử

Thông qua việc xây dựng Trung tâm trao đổi dữ liệu trung ương; chương trình kết nối, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan; chương trình thu NSNN của KBNN (TCS) và của các ngân hàng, … đã thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)