CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp tổng quan tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn, được dùng nhiều nhất và tập trung ở chương tổng quan tình hình nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội dung chính, phương pháp được sử dụng và các kết luận đã đạt được cũng như những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đó. Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả đã chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận văn thạc sỹ này. Hơn nữa, tác giả cũng kế thừa được một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về cơ chế phối hợp thu NSNN và sử dụng cho việc phân tích các nội dung của các chương khác trong luận văn.
2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.
- Phân tích bao gồm những nội dung sau:
+ Phân tích nguồn tài liệu (các báo cáo, các chỉ tiêu tạp chí và báo cáo khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng có liên quan đến phối hợp thu NSNN). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung)
+ Phân tích dữ liệu: trên cơ sở các số liệu thu thập được, phân tích thực trạng phối hợp thu giữa KBNN, cơ quan thu với NHTM ủy nhiệm thu, NHTM phối hợp thu, các hình thức thu. Từ đó tìm ra hiệu quả gia tăng của
phối hợp thu đối với việc thu NSNN. Như vậy phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về kết quả đạt được, kết quả phối hợp thu NSNN thay đổi qua từng năm.
2.3.3. Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp thống kê: Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê và từ kết quả điều tra của tác giả cũng như từ nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được xử lý, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng các bảng biểu, hình và đồ thị để minh chứng cho các bằng chứng định lượng về số giao dịch, số tiền thu NSNN qua phối hợp thu NSNN qua các NHTM khác nhau. Phương pháp này đưcọ sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng cơ chế phối hợp thu NSNN.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này cần có sự thống nhất về không gian, nội dung tính chất. Tùy theo mục đích ta có thể xác định gốc so sánh. Gốc so sánh cụ thể là về thời gian, không gian, kỳ phân tích được chọn là năm, so sánh số giao dịch thu, số tiền thu NSNN giữa các NHTM khác nhau. Giá trị so sánh là số tuyệt đối, số tương đối. Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh cụ thể thực hiện bằng 2 hình thức.
+ So sánh theo chiều ngang: So sánh theo chiều ngang trên các báo cáo chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu trên từng báo cáo. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về số lượng giao dịch thu, số tiền thu NSNN qua các hình thức thu. Qua đó xác định được mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chi tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích.
+ So sánh theo chiều dọc: So sánh dọc trên các báo cáo chính là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng
thời kỳ. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu.
2.3.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp kết hợp lý luận với thực tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý luân cao hơn.Xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho khoa học và thực tiễn.
Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm về cơ chế phối hợp thu NSNN từ năm 2012 đến năm 2017, từ đó đưa ra những đánh giá về mặt hạn chế, mặt đạt được, để có những để xuất khắc phục hạn chế.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC VỚI CƠ QUAN THUẾ, CƠ QUAN
HẢI QUAN VÀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI