Nhóm giải pháp hoàn thiện về tổ chức điều hành phối hợp thu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 107 - 109)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nƣớc

4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện về tổ chức điều hành phối hợp thu

4.2.4.1. Về triển khai phối hợp thu NSNN

Quyết liệt triển khai mở rộng NHTM UNT có ký thỏa thuận PHT NSNN: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho triển khai mở rộng NHTM UNT có ký thỏa thuận PHT NSNN về cơ sở hạ tầng, con người; quyết liệt triển khai

mở rộng, trường hợp các đơn vị chưa triển khai được phải có báo cáo nêu rõ khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ.

4.2.4.2. Hoàn thiện bộ máy thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước của các đơn vị phối hợp thu

- Thứ nhất, thực hiện đào tạo, thường xuyên cập nhật cho người làm

công tác thu NSNN về các kiến thức, quy định trong lĩnh vực thu NSNN. Từ thực trạng đội ngũ nhân viên NHTM hiện nay, mức độ hiểu biết về chuyên môn trong lĩnh vực thu NSNN còn nhiều hạn chế, dẫn đến hiểu và thực hiện, hướng dẫn khách hàng cùng lúng túng, dễ bị sai sót. Vì vậy, cần thực hiện đào tạo cập nhật thường xuyên cho các đối tượng này.

- Thứ hai, nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc, nhất là kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp công việc cho những người làm công tác PHT NSNN, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, đảm bảo độ tin cậy, chính xác khi thực hiện nhiệm vụ.

- Thứ ba, đào tạo, trang bị kiến thức về công nghệ thông tin. Đảm bảo người làm PHT NSNN có đủ trình độ, kỹ năng về ứng dụng các phần mềm thu NSNN, an toàn bảo mật CNTT thành thạo.

- Thứ tư, bố trí người làm PHT NSNN ổn định, người làm PHT NSNN cũng cần phải có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc nhất định, mang tính chuyên nghiệp.

- Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế, cử cán bộ đi học tập kinh

nghiệm để tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm tổ chức thu NSNN của các nước phát triển, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

4.2.4.3. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Thứ nhất, các đơn vị KBNN cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về công tác PHT NSNN, làm cho người nộp thu NSNN hiểu rõ về lợi ích, tác dụng khi thực hiện theo quy trình PHT NSNN. Hướng dẫn các đối tượng nộp trực tiếp tại KBNN chuyển sang nộp NSNN tại NHTM đã tham gia UNT.

- Thứ hai, các NHTM PHT có các hình thức tuyên truyền quảng cáo

rộng rãi về dịch vụ chuyển tiền thu NSNN, nhất là các NHTM UNT miễn phí dịch vụ chuyển tiền; giới thiệu những sản phẩm dịch vụ thanh toán mới, danh sách các điểm thu NSNN.

- Thứ ba, NHTM công khai quy trình, thủ tục nộp thu NSNN tại quầy

giao dịch.

- Thứ tư, thường xuyên cập nhật, tập huấn, hướng dẫn cho người nộp

thu NSNN về những thay đổi của cơ chế chính sách thu NSNN, phương pháp kê khai, thủ tục, trình tự thực hiện nộp thu NSNN.

- Thứ năm, để đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan trong PHT NSNN được chặt chẽ, hiệu quả, từ trung ương đến địa phương cần thành lập một Ban chỉ đạo PHT NSNN.

Tại Trung ương, Tổng cục Thuế, Tổng Cục Hải quan, KBNN và Hội Sở chính các NHTM thành lập Ban chỉ đạo PHT trung ương; tại địa phương, Cục Thuế, Hải quan, chi nhánh NHTM thành lập Ban chỉ đạo PHT địa phương.

Ban chỉ đạo có quy chế phối hợp công tác để điều phối các hoạt động có liên quan, giải quyết các vấn đền phát sinh trong quá trình thực hiện PHT NSNN; chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề vướng mắc; định kỳ có kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình PHT NSNN và tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm trong PHT NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)