Cơ cấu thuNSNN qua KBNN trên địa bàn Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 97)

58,90% 65,10% 75,40% 41,10% 34,90% 24,60% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00% 2012 2013 2014 Tổng thu NSNN qua KBNN bằng tiền mặt Tổng thu NSNN qua KBNN bằng chuyển khoản

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thu chi NSNN trên địa bàn các năm)

Đến nay, phương thức thu NSNN mới đã được triển khai tại 14 điểm thu của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, 03 điểm thu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương. Từ đó đã tập trung nhanh hơn các khoản thu vào NSNN, tạo điều kiện phát triển các phương thức thu thuế hiện đại, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác Thuế và thu ngân sách, tạo thêm thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế, đã nâng cao được ý thức tự giác của các đối tượng trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN và nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo khách hàng, đã được cấp uỷ và chính quyền địa phương đánh giá cao.Trên cơ sở chương trình ứng dụng TCS của KBNN, các NHTM đã đầu tư xây dựng ứng dụng thu NSNN theo mô hình tập trung trên công nghệ WEB, có gắn với hệ thống Corbanking và có đầy đủ các chức năng tương tự như ứng dụng TCStại KBNN. Vì vậy, việc triển khai thực hiện có thuận lợi hơn so với KBNN.

Tuy nhiên, KBNN Vĩnh Phúc vẫn chưa tiến hành mở các tài khoản chuyên thu tại tất cả các ngân hàng thương mại trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho người nộp NSNN có thể đến bất cứ điểm giao dịch nào của hệ thống các NHTM cũng đều thực hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với NSNN. Hơn nữa, việc thu NSNN qua KBNN bằng máy ATM vẫn chưa được triển khai. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, đường truyền tuy thông suốt nhưng truyền số liệu, tài liệu chậm, các phần mềm ứng dụng chưa đồng bộ, bị lỗi liên kết phải nâng cấp thường xuyên, thông tin dữ liệu dùng chung chưa đầy đủ, cán bộ Ngân hàng thương mại làm công tác thu NSNN nghiệp vụ còn hạn chế nên lúng túng và chưa nắm vững các quy định về quản lý NSNN, quy trình thu NSNN, phương pháp lập chứng từ cũng như truyền nhận dữ liệu về KBNN; công tác phối hợp, tuyên truyền của các cơ quan chuyên môn còn hạn chế. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp còn thiếu kiến thức, am hiểu về thủ tục hành chính, nhất là thực hiện theo hướng hiện đại hóa của ngành.

Vẫn còn một số KBNN chưa thực sự chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn để mở rộng và đẩy nhanh tiến độ triển khai phối hợp thu NSNN với các NHTM nơi mở tài khoản, đặc biệt là việc tổ chức ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, thu phạt hành chính bằng biên lai thu với các NHTM. Vì vậy, phạm vi tổ chức triển khai công tác phối hợp thu NSNN còn hạn hẹp so với số lượng các địa bàn huyện đã triển khai Dự án Hiện đại hóa thu NSNN (hiện còn 8 KBNN huyện chưa triển khai ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, thu phạt hành chính bằng biên lai thu).Trong thời gian đầu mới tổ chức thu NSNN, có một vài trường hợp cán bộ của chi nhánh NHTM chưa quen với nghiệp vụ thu nộp NSNN mới, nên còn lúng túng trong việc hướng dẫn các thủ tục thu, nộp cho người nộp thuế; việc nhập liệu chứng từ thu của cán bộ NHTM còn sai sót về mục lục NSNN, mã số thuế,... Hiện nay, hầu hết NNT là doanh nghiệp đã thực hiện giao dịch nộp thuế qua hệ thống ngân hàng thương mại, nhưng đối với hộ kinh doanh thì tỷ tro ̣ng còn thấp, vì phần lớn hộ kinh doanh vẫn còn thói quen dùng tiền mặt, bỡ ngỡ trong giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng,… nên ho ̣ có tâm lý ngại đến ngân hàng để nộp thuế.

3.2.2.3. Trao đổi thông tin về thu ngân sách nhà nước

Nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN), tạo môi trường thông thoáng cho người nộp thuế, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 126/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ 01/10/2014. Hiện nay công tác trao đổi thông tin về thu NSNN qua KBNN tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện theo Thông tư này.

KBNN đối chiếu thông tin người nộp thuế (NNT) kê khai với thông tin truy vấn trên cổng thanh toán điện tử hải quan trước khi hạch toán kế toán; KBNN truy thông tin theo từng tờ khai qua cổng thanh toán điện tử hải quan cho cơ quan hải quan 15 phút/1 lần; cuối ngày chậm nhất vào đầu ngày làm

việc tiếp theo, KBNN truyền thông tin hạch toán thu ngân sách qua trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính. Thông tin thu truyền sang hải quan 15 phút/1 lần là căn cứ để cơ quan hải quan thông quan ngay hàng hóa cho doanh nghiệp. Thông tin hạch toán thu ngân sách truyền vào cuối ngày hoặc đầu giờ sáng ngày hôm sau sẽ là căn cứ để cơ quan hải quan thực hiện đối chiếu với các ngân hàng thương mại, KBNN và hạch toán với hệ thống kế toán của hải quan. Các thông tin hạch toán thu NSNN cũng rất cần thiết đối với đối với cơ quan thuế trong việc theo dõi, quản lý việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế. Hiện nay KBNN Vĩnh Phúc đã áp dụng chương trình Tabmis trong quản lý thu, chi qua KBNN và chương trình TCS (hiện đại hóa quản lý thu NSNN). Việc truyền, nhận danh mục dùng chung như: Danh mục cấp chương, loại khoản, mục, tiểu mục, địa bàn hành chính, cơ quan thuế, cơ quan Kho bạc, cơ quan Hải quan, cơ quan tài chính; danh mục NNT; số thuế phải thu; số thuế đã thu lại qua các khâu trung gian từ cơ quan thuế, hải quan lên cơ quan cấp trên, từ cơ quan cấp trên sang KBNN, từ KBNN về KBNN tỉnh, từ KBNN tỉnh về Kho bạc huyện và ngược lại.

Các đơn vị KBNN Vĩnh Phúc, Cục thuế Vĩnh Phúc và ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc tổ chức xây dựng qui trình nghiệp vụ, kết nối và trao đổi thông tin dữ liệu để phối hợp thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (kể cả bằng tiền mặt và chuyển khoản) thông qua hệ thống các chi nhánh, điểm giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc và đã bắt đầu thực hiện phối hợp thu thuế qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Thực hiện quy trình thu NSNN được Bộ Tài chính phê duyệt, các cơ quan thu (Thuế, Hải quan…) đã cung cấp đầy đủ, kịp thời dữ liệu về số phải nộp NSNN cho KBNN và NHTM để đối chiếu, theo dõi tình hình thu nộp và đôn đốc đối tượng nộp. KBNN đã thực hiện thu trên cơ sở số phải thu NSNN từ cơ quan thu chuyển sang; định

kỳ tổng hợp và truyền toàn bộ dữ liệu về số đã thu NSNN cho các cơ quan thu và tài chính; thực hiện hạch toán thu NSNN và phân chia các khoản thu NSNN cho từng cấp ngân sách theo chế độ quy định. Các NHTM (Vietinbank, Agribank) thực hiện thu trên cơ sở số phải thu NSNN từ cơ quan thu hoặc KBNN chuyển sang, hàng ngày, các NHTM tổng hợp số đã thu NSNN trong toàn hệ thống, truyền kịp thời cho KBNN để hạch toán nhanh chóng và chính xác.Bên cạnh đó, dữ liệu về thu NSNN được thống nhất và đối chiếu kịp thời giữa các cơ quan KBNN - Thuế - Hải quan - NHTM - người nộp thuế, khắc phục cơ bản tình trạng chứng từ thiếu hoặc sai thông tin. Qua đó, giúp các cơ quan thu theo dõi sát tình trạng thu, nộp (tính thuế, đốc thuế….) và hạch toán thu NSNN được nhanh chóng, chính sác, đơn giản hoá về thủ tục hành chính cho người nộp thuế và nộp tiền phạt vi phạm hành chính. Đặc biệt, với nguyên tắc “nhập dữ liệu ở một nơi và sử dụng dữ liệu ở nhiều nơi”, cụ thể, dữ liệu về số phải thu NSNN sẽ được các cơ quan thu truyền sang KBNN và các NHTM, ngược lại, dữ liệu về số đã thu NSNN sẽ được KBNN hoặc các NHTM truyền cho các cơ quan thu, quy trình mới đã giảm thiểu thời gian và khối lượng nhập liệu tại các đơn vị, cơ quan có liên quan, từng bước đã giảm bớt áp lực về biên chế và kinh phí cho các đơn vị. Một hiệu quả đặc biệt quan trọng khác nữa là việc phối hợp thu NSNN đã thúc đẩy xu hướng kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử giữa các cơ quan, đơn vị thay cho phương thức luân chuyển, trao đổi thông tin thông qua chứng từ giấy như trước đây, từng bước hình thành một hệ thống thông tin tài chính tích hợp, trong đó lấy Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) là trung tâm và có giao diện với các hệ thống khác như hệ thống quản lý thuế, hải quan, quản lý nợ…Để tăng cường công tác phối hợp thu, 3 ngành (KBNN-Thuế - Ngân hàng) đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác phối hợp thu, ký kết bổ sung thoả thuận thực hiện công tác phối hợp thu.

Tuy nhiên, công tác luân chuyển chứng từ, chuyền nhận dữ liệu đôi khi còn chậm ở một số đơn vị cấp huyện; công tác phối hợp điều chỉnh mục lục ngân sách chưa kịp thời (chủ yếu trong lĩnh vực các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử) không những làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến công tác theo dõi, hạch toán của KBNN và ngành thuế.... Tại một số địa bàn triển khai phối hợp thu NSNN, dữ liệu về số thu NSNN do cơ quan thu cung cấp chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời và chính xác, nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập, gây khó khăn cho công tác tổ chức thu và đối chiếu số liệu giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.

Mặt khác, phối hợp truyền thông tin giữa các cơ quan trong quản lý thu NSNN và KBNN còn gặp phải các trường hợp bị lỗi đường truyền như truyền đi nhiều món, nhưng kho bạc nhận ít hơn, hoặc truyền nhiều lần gây khó khăn cho việc nhận dữ liệu của kho bạc. Những lần truyền lại phải xóa bỏ mới khóa sổ ngày được. Thời điểm “cut off time” được quy định là 15h30 hàng ngày làm nhưng hiện tại ngân hàng vẫn thực hiện thu và truyền số liệu sau 17h.

3.2.2.3. Kết quả thu ngân sách qua KBNN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2014

Trên cơ sở kế hoạch dự toán đã được phê duyệt và được giao, KBNN tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức triển khai các việc thu NSNN đối với từng hạng mục thu như: Thu nội địa thường xuyên, thu viện trợ, các khoản huy động, đóng góp,... Sau đó, kết thúc từng năm tài chính, KBNN tỉnh sẽ thực hiện việc đánh giá các chỉ tiêu thu để biết mức độ hoàn thành kế hoạch trong công tác thu.

Bảng 3.3 Kết quả thu ngân sách thực hiện tại KBNN tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 Chỉ tiêu Dự toán (tỷ đồng) Thực hiện (tỷ đồng) TH/KH (%) Thuế GTGT 4196.97 3531.75 84.15

Thuế tiêu thụ đặc biệt 75.50 22.82 30.22

Thuế TNDN 52.62 49.02 93.15

Thuế tài nguyên 29.74 73.78 248.10

Thuế môn bài 22.88 28.40 124.13

Thuế sử dụng đất nông nghiệp 6.86 8.93 130.18

Thuế thu nhập cá nhân 34.32 34.67 101.03

Lệ phí trước bạ 1044.38 1119.05 107.15

Thu phí, lệ phí 351.18 309.60 88.16

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 44.61 54.93 123.14

Thu tiền thuê dử dụng đất, mặt nước 201.33 209.60 104.11

Thu tiền sử dụng đất 4436.04 4869.44 109.77

Thu khác 942.57 1160.77 123.15

Tổng 11439 11472.78 100,29

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thu chi NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc)

Phân tích việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN theo dự toán được giao năm 2012, chi tiết theo từng sắc thuế cho thấy:

- Về mặt tổng số thực hiện so với số kế hoạch: Tổng thu NSNN năm 2012 trên địa bàn là 11472.78 tỷ đồng đồng tăng so với kế hoạch là 33,78 tỷ đồng đồng tương đương 0,29%. Như vậy về mặt tổng số thu NSNN theo kế hoạch được giao đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, nguồn thu của địa phương là đảm bảo, nếu quản lý và khai thác tốt số thu NSNN sẽ còn có nhiều triển vọng.

- Về chi tiết theo từng sắc thuế số thực hiện so với số kế hoạch: theo bảng số liệu ta thấy các khoản thu về thuế, có sắc thuế không hoàn thành kế hoạch dự toán đề ra: Thuế GTGT hàng sản xuất và kinh doanh trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 93,15% kế hoạch đặt ra các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ đều vượt chỉ tiêu đề ra, riêng thu về

phí, lệ phí không hoàn thành chỉ tiêu đề ra chỉ đạt 88,16%. Như vậy, đánh giá về công tác kiểm tra, đôn đốc thu thuế của các cơ quan thu cần đươc quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa, cơ quan KBNN cần trao đổi với các cơ quan thu để có kế hoạch tốt hơn nữa cho nhiệm vụ thu thuế vào NSNN.

Từ đó thể hiện công tác xây dựng kế hoạch dự toán thu NSNN năm 2012 của cơ quan tài chính và các cơ quan thu: việc xây dựng dự toán thu NSNN của cơ quan tài chính chưa sát với thực tế, việc đôn đốc, kiểm tra và khai thác nguồn thu của cơ quan thuế là chưa tốt. Như vậy, KBNN cần kiến nghị với cơ quan tài chính sắp xếp, bố trí kế hoạch thu NSNN cho phù hợp, cơ quan thuế xác định các biện pháp khai thác, đôn đốc nguồn thu triệt để hơn để các khoản thu NSNN được nộp đúng, đủ theo kế hoạch đã xây dựng.

Tương tự như phân tích việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN theo dự toán được giao năm 2013, theo bảng số liệu so sánh số thực hiện và kế hoạch thu NSNN chi tiết theo từng sắc thuế ta thấy như sau:

Bảng 3.4. Kết quả thu ngân sách thực hiện tại KBNN tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 Chỉ tiêu Dự toán (tỷ đồng) Thực hiện (tỷ đồng) TH/KH (%) Thuế GTGT 5304.42 5787.65 109.11

Thuế tiêu thụ đặc biệt 59.28 55.38 93.42

Thuế TNDN 97.39 61.53 63.18

Thuế tài nguyên 66.34 140.93 212.44

Thuế môn bài 25.41 32.35 127.33

Thuế sử dụng đất nông nghiệp 9.88 17.33 175.41

Thuế thu nhập cá nhân 172.20 176.09 102.26

Lệ phí trước bạ 1215.30 1751.37 144.11

Thu phí, lệ phí 465.80 535.95 115.06

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 28.23 57.69 204.36

Thu tiền thuê dử dụng đất, mặt nước 230.07 237.29 103.14

Thu tiền sử dụng đất 4824.51 5107.71 105.87

Thu khác 1616.17 1669.18 103.28

Tổng 14115 15630.46 110.74

Về tổng số thực hiện so với số kế hoạch: Tổng thu NSNN năm 2013 là 15630,46 tỷ đồng tăng so với kế hoạch là 10,74%. Thu NSNN qua KBNN tỉnh Vĩnh Phúc cũng tăng lên so với năm 2012 là 4.157,68 tỷ đồng. Như vậy về mặt tổng số thu NSNN theo kế hoạch được giao đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, nguồn thu của địa phương là ổn định, số thu vượt so với kế hoạch năm 2013 cao hơn số thu của năm 2012 là 3,62%.

Đánh giá về chi tiết theo từng sắc thuế số thực hiện so với số kế hoạch: theo bảng số liệu cho thấy các khoản thu về thuế của năm 2013 cơ bảnhoàn thành chỉ tiêu đề ra; số lượng chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch so với năm 2012. Các chỉ tiêu đạt kế hoạch gồm: thuế GTGT, Thuế tài nguyên, Thuế môn bài, Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí trước bạ, Thu phí, lệ phí, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước, Thu tiền sử dụng đất. Trong đó, thuế tài nguyên và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt vượt kế hoạch nhiều nhất, tương ứng với tỷ lệ vượt kế hoạch là 212,44% và 175,41%. Chỉ có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp là không đạt kế hoạch, trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 93,42% và thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 63,18%. Nếu so với cùng kỳ năm trước việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp có phần hạn chế hơn. Tuy nhiên, xét về tổng thể ta thấy công tác kiểm tra, đôn đốc, xây dựng kế hoạch thu thuế của các cơ quan so với năm 2013 đã có những thay đổi tích cực.

Về công tác xây dựng kế hoạch thu NSNN năm 2013 của cơ quan tài chính và các cơ quan thu: xây dựng dự toán thu NSNN chưa sát với thực tế, việc đôn đốc, kiểm tra và khai thác nguồn thu của cơ quan thuế là chưa tốt, cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)