Tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc , phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội. Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,20C. Phía bắc Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km, phía tây nam được bao bọc bởi sông Hồ ng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia tỉnh thành ba vùng có đi ̣a hình đặc trưng: đồ ng bằng, gò đồ i, núi thấp và trung bình.

Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua, gồm: sông Hồng, sông Lô, sông Đáy và sông Cà Lồ . Lượng nước hằng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp, được chia làm hai hệ thống sông chính: hệ thống sông Hồ ng và hệ thống sông Cà Lồ .

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc, tính đến ngày 31-12- 2011, diện tích có rừng toàn tỉnh là 28.312,7 ha, độ che phủ rừng đạt 22,4%.

Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 9.358,8 ha, chiếm 32,81%, tập trung chủ yếu ở huyện Tam Đảo với diện tích 6.978,3 ha, chiếm 74,49% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; đây cũng là nơi có Vườn Quốc gia Tam Đảo. Hiện tại, phần lớn rừng tự nhiên do Ban Quản lý rừng của tỉnh giám sát, kiểm tra và quản lý.

Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện; 137 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là: Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh; thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô. Dân số năm 2014 là 1.041.400 người, có 7 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.

Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước, kinh tế Vĩnh Phúc đã phục hồi nhanh chóng, lấy lại đà tăng trưởng. Vĩnh Phúc đang bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế đầy hứa hẹn với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 7,89%.Kinh tế Vĩnh Phúc đã vượt qua suy thoái tương đối nhanh, những chỉ số kinh tế cơ bản như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xúc tiến đầu tư, thu-chi ngân sách đều thể hiện rõ những dấu hiệu tích cực. Năm 2014, mặc dù không thể so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế với những năm trước đây khi các nhà máy sản xuất ô-tô, xe máy trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động, nhưng với mức tăng trưởng 6,11% được đánh giá là mức tăng có tỷ lệ cao hơn mức bình quân chung của cả nước (5,98%).Những số liệu thống kê tiếp tục tô điểm thêm viễn cảnh tươi sáng hơn cho nền kinh tế Vĩnh Phúc. Năm 2014, tuy gặp nhiều khó khăn, những diễn biến bất thường của thời tiết, dịch bệnh luôn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát, giá vật tư nông nghiệp ở mức cao, giá bán một số

loại sản phẩm không ổn định và có thời điểm thấp hơn giá thành sản xuất (nhất là sản phẩm ngành chăn nuôi), đại bộ phận các trang trại chăn nuôi gà phải giảm quy mô hoặc dừng chăn nuôi,... đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của một bộ phận nông dân. Song sản xuất nông nghiệp vẫn đạt khá, trồng trọt được mùa, chăn nuôi không có dịch bệnh xảy ra, đàn bò sữa tăng nhanh, trở thành tỉnh có quy mô đứng thứ tám cả nước và thứ hai khu vực đồng bằng sông Hồng. Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,4% so với năm 2013, vượt kế hoạch đề ra. Năm 2014, sản lượng công nghiệp của Vĩnh Phúc đang phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng, nhất là các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh như ô-tô, gạch ốp lát, gạch xây dựng... Năm 2014, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 5,11% so năm 2013, trong đó khu vực nhà nước tăng 13,8%, khu vực ngoài nhà nước tăng 14,94%, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 3,23% so với năm 2013.Một trong những yếu tố tích cực giúp cho kinh tế Vĩnh Phúc lấy lại đà tăng trưởng là nhờ các công ty lớn đứng chân trên địa bàn như: Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Piaggio Việt Nam.Năm 2014, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh đạt cao nhất, kể từ khi tái lập tỉnh tới nay, với 45 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD, tăng 73,12% về dự án và tăng 23,2% về số vốn đăng ký so với năm 2013, là năm có số dự án đi vào sản xuất cao nhất từ trước tới nay với hơn 30 dự án, cùng số vốn giải ngân là 228 triệu USD. Nhiều dự án có tiến độ triển khai nhanh, chỉ sau năm tháng đã đi vào sản xuất như Công ty Bangjoo, Công ty Cammsys của Hàn Quốc chuyên sản xuất và gia công linh phụ kiện điện tử cung cấp cho máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)