Về phía cấp uỷ, chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 91)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.2. Về phía cấp uỷ, chính quyền địa phương

- Tỉnh Vĩnh Phúc nên phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương huyện trong hoạt động quản lý thu NSNN trên địa bàn.

Tiếp tục phân cấp nhiệm vụ thu cho các xã, thị trấn để nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong quản lý nguồn thu phát sinh trên địa bàn.

- Đối với khu vực ngoài quốc doanh; phân loại để có biện pháp quản lý thích hợp. Tăng cường triển khai uỷ nhiệm thu thuế cho xã, thị trấn; thường xuyên tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh công tác uỷ nhiệm thu nhằm tháo gở khó khăn, vướng mắc, gắn trách nhiệm của chính quyền xã, thị trấn trong việc chăm

lo khai thác và quản lý nguồn thu ngân sách, chống thất thu để đáp ứng nhiệm vụ chi cho cấp xã, thị trấn.

- Đối với thu tiền thuê đất, thuê cơ sở hạ tầng: Tiến hành rà soát lại diện tích đã lập bộ quản lý thu, đánh giá tình hình triển khai quản lý tiền cho thuê đất và diện tích thuộc diện nộp tiền thuê đất.

- Tổ chức thời gian kiểm toán ngân sách huyện phù hợp với quy định của luật NSNN.Thời gian kiểm toán chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm toán cũng như việc cung cấp thông tin kịp thời để hỗ trợ cho HĐND huyện phê chuẩn quyết toán ngân sách. Cụ thể là KTNN phải kịp thời điều chỉnh, bố trí thời gian kiểm toán trước khi HĐND phê chuẩn quyết toán, vì rõ ràng cách thức tổ chức kiểm toán ngân sách như hiện nay hoàn toàn không phù hợp với tiến trình quyết toán ngân sách địa phương mà nếu tiếp tục thực hiện sẽ gặp nhiều vướng mắc về mặt pháp lý. Giải pháp để khắc phục khó khăn nêu trên đó là việc tổ chức kiểm toán ngân sách huyện nên cải tiến theo hướng triển khai song song, đồng loạt tất cả các cuộc kiểm toán và tại mỗi địa phương sẽ tiến hành kiểm toán thành nhiều đợt phù hợp với thời gian quyết toán của từng cấp ngân sách cụ thể:

Đợt 1(từ tháng 4 đến tháng 6): tập trung kiểm toán ngân sách cấp huyện, xã.

Đợt 2 (từ tháng 7 đến tháng 9) tập trung kiểm toán các đơn vị dự toán, các ban quản lý dự án và các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh được chọn mẫu kiểm toán

Đợt 3(từ tháng 10 đến tháng 11) tập trung kiểm toán tại các cơ quan quản lý tổng hợp như: sở tài chính, kho bạc nhà nước, cục thuế,cục hải quan, sở kế hoạch đầu tư; hoàn thành việc lập, xét duyệt báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán cho các địa phương được kiểm toán trước 31 tháng 12.

- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Hội đồng nhân dân và kiểm toán nhà nước trong việc thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách huyện.

Theo quy định hiện hành, KTNN và HĐND là hai cơ quan nhà nước có chức năng và nhiệm vụ, thẩm quyền riêng nhưng có điểm chung trong việc xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách huyện; xem xét tính tuân thủ pháp luật; tính hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách huyện. KTNN là cơ quan chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp giúp HĐND huyện trong quá trình xem xét, quyết định dự toán, phân bổ và giám sát ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình chính xác và trung thực; quyết định sử dụng kinh phí NSNN đúng quy định và phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên,các cán bộ liên quan trong việc quản lý thu- chi ngân sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Mọi khoản thu NSNN đều được nộp trực tiếp vào NSNN qua KBNN theo đúng luật NSNN. Muốn vậy phải tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế của Nhà nước đế nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước của mọi thành phần kinh tế - Xã hội trong việc kê khai, tính thuế và trách nhiệm về tính chính xác số liệu kê khai đối với người nộp thuế.

- Dự án hiện đại hóa thu nộp ngân sách, công tác phối hợp thu NSNN với NHTM có tác động, ảnh hưởng đến các ngành, địa bàn trong tỉnh. Ngoài ra còn tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Do vậy, cần có sự đồng thuận, ủng hộ của UBND các cấp, sự phối hợp công tác của các đơn vị liên quan đảm bảo tính thống nhất, kịp thời khi triển khai thực hiện.

- Tập trung hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển nhất là đối với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhà đầu tư chiến lược. Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cấp ngành và cấp địa phương, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện hỗ trợ để các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh mới nhanh chóng đi vào hoạt động, tạo năng

lực sản xuất mới, góp phần tăng nguồn thu ngân sách. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, tiếp cận vốn, thuê, đầu tư, xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động... tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)