5. Kết cấu của đề tài
4.3.4. Về phía Cơquan Thuế, Hải quan, Ngân hàng
Phối hợp với KBNN trong việc triển khai dự án Hiện đại hóa, phối hợp thu NSNNcần đảm bảo sự thống nhất,kịp thời,đồng bộ.Để phối hợp thu có hiệu quả thì không những KBNN cần thúc đẩy nhanh hiện đại hóa công nghệ mà còn cần có sự đồng bộ giữa cơ quan thuế, hải quan và NHTM.
Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm, hoàn thiện trong phối hợp công tác.
Thực hiện đúng các quy trình, thủ tục, cam kết, trách nhiệm trong phối hợp thu đảm bảo nhịp nhàng, tạo điều kiện tốt nhất cho NNT.
KẾT LUẬN
Ngân sách nhà nước là một trong những công cụ vô cùng quan trọng để nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào.
Đất nước ta tiến lên CNXH từ điểm xuất phát về kinh tế quá thấp, trong khi nhu cầu về xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng CNH,HĐH đất nước lại đòi hỏi số lượng, chất lượng, cơ cấu vốn tài chính rất lớn và cấp bách. Tình hình đó đòi hỏi phải nâng cao sự quản lý vốn tài chính, vốn ngân sách có hiệu quả. Có như vậy mới tạo điều kiện về tài chính cho tất cả các hoạt động kinh tê - xã hội, khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn lực và tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài dưới hình nhiều hình thức.
Ngoài nhu cầu tài chính cho các hoạt động kinh tế - xã hội, thì nhu cầu tài chính cho sự hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước cũng phải được đáp ứng thường xuyên và ngày càng tăng. Vì vậy phấn đấu xây dựng một nền NSNN lớn mạnh, ổn định vững chắc mà nguồn thu chủ yếu là từ nội bộ. Song, để có được một nền NSNN như vậy thì cần phải giải quyết một loạt các giải pháp vĩ mô của nhà nước, trong đó có giải pháp thực hiện đổi mới cơ chế quản lý NSNN có vai trò vô cùng quan trọng.
Ngân sách huyện là cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nói chung. Việc tổ chức quản lý, sử dụng lành mạnh và có hiệu quả ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong hoạt động thu NSNN thì KBNN đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nguồn thu, nâng cao hiệu quả tập trung nguồn vốn trong nền kinh tế vào NSNN trên địa bàn.
Trong luận văn, tác giả đã đạt được những kết quả như sau:
- Hệ thống hóa về mặt lý luận về thu ngân sách nhà nước và quản lý thu NSNN, đồng thời làm rõ vai trò của KBNN trong quản lý thu NSNN.
- Đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong thời gian qua, KBNN tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần lớn trong việc tập trung nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên, quản lý thu NSNN qua KBNN tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Số thu NSNN trên địa bàn chưa thực sự khả quan, đáp ứng được nhu cầu chi của địa phương.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN qua KBNN tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý thu NSNN qua KBNN trên địa bàn.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và trình độ nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để luận văn của mình hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2003); Thông tư 80/TT- BTC ngày 13/08/2003: Thông tư hướng dẫn tập trung quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.
3. Bộ Tài chính (2003); Quyết định 130/QĐ-BTC ngày 18/08/2003 V/v ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ kho bạc.
4. Dương Đăng Chinh (2005), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, HàNội.
5. Vũ Công Chính (2012), “Phối hợp thu NSNN góp phần cải cách hành chính nhà nước”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, 126
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhànước.
7. Chính phủ (2015), Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP ngày 03 tháng
01 năm 2015, số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015
8. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các
cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường
đại học Tài chính - Kế toán, Hà Nội.
9. Lê Thị Diệu Huyền (2011), “Dự án Hiện đại hóa thu NSNN và tổ chức phối hợp thu với các NHTM: giảm thiểu thời gian và thủ tục cho NNT”, Quản
lý Ngân quỹ Quốc gia, 106
10.KBNN (2003); Văn bản số 1188/KB- KHTH ngày 10/09/2003 về việc hướng dẫn tập trung quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.
11.KBNN (2003); Công văn số 1193 /KB/KT ngày 11/09/2003 V/vhướng dẫn
chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ kho bạc.
12.Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên (2013), “Hiệu quả từ việc thực hiện dự án Hiện đại hóa thu NSNN”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, 127+128
13.Quốc Hội (2002); Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.
14.Nguyễn Đức Thanh (2012), “Hiện đại hóa thu, nộp NSNN tại thành phố Hồ Chí Minh - thành tựu và triển vo ̣ng”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, 122 15.Hoàng Văn Thông (2004); Giáo trình Khoa học quản lý - Đại học KTQD.
NXB Khoa học kỹ thuật.
16.Đặng Thị Thủy (2010), “Quản lý tài chính công tại Thổ Nhĩ Kỳ”, Quản lý
Ngân quỹ Quốc gia, 102
17.Tổng cục Thống kê (2014). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 18.Đỗ Hoàng Toàn - Mai Văn Bưu (2001); Giáo trình Quản lý kinh tế, NXB
Khoa học kỹ thuật.
19.Đỗ Hoàng Toàn (2005); Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế , NXB Lao động xã hội.