5. Kết cấu của đề tài
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà
1.2.4.1. Nhân tố khách quan Thứ nhất, cơ sở pháp lý
Bản chất của quản lý ngân sách nhà nước là quản lý các khoản thu dựa vào các cơ sở pháp lý theo quay định của nhà nước. Do đó, luật pháp là nền tảng cho công tác quản lý thu ngân sách được thực hiện một cách an toàn và bền vững. Để hoạt động quản lý các khoản thu đạt được hiệu quả cao nhất thì luật pháp phải căn cứ với thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thu thuế.
Thứ hai, tăng trưởng phát triển kinh tế và môi trường xã hội
Tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý các khoản thu thuế. Đối với quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP thấp, kinh tế chậm phát triển thì khả năng đóng thuế của các doanh nghiệp hạn chế và có thể còn tìm cách trốn thuế, nợ thuế. Nếu kinh tế tăng trưởng và phát triển mạnh, nền kinh tế ổn định kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát triển thì sẽ chủ động hơn trong việc đóng thuế giúp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế.
Thứ ba, chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước
Hoạt động quản lý thu thuế gắn liền với các chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước. Công tác quản lý các khoản thu thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách. Một sự thay đổi về chính sách sẽ có những tác động nhất định đến công tác quản lý các khoản thu ngân sách. Chính sách quản lý và điều hành của cơ quan nhà nước có tác động rất lớn tới các hoạt động của hệ thống thuế trong đó có công tác quản lý thu thuế đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay, công tác quản lý các khoản thu thuế còn nhiều bất cấp. Vì vậy chính sách quản lý điều hành của nhà nước cần phải được ổn định và đồng bộ thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý các khoản thu.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan Yếu tố nguồn nhân lực
- Trong Quản lý thu NSNN qua KBNN, đội ngũ làm công tác kế toán KBNN đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý an toàn tiền và tài sản của Nhà nước, kịp thời cung cấp các thông tin về tài chính, ngân sách cho các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương phục vụ cho việc quản lý, điều hành hiệu quả ngân sách các cấp.
Theo báo cáo của Vụ Kế toán Nhà nước - KBNN, tính đến tháng 10- 2011, tổng số cán bộ làm kế toán là 5.003 người, chiếm gần 40% tổng số CBCC của hệ thống KBNN. Theo đánh giá của Vụ Kế toán Nhà nước, đội ngũ cán bộ kế toán nghiệp vụ thuộc hệ thống KBNN có trình độ chuyên môn tốt; Mặc dù vậy, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, công tác kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước nói chung còn chưa được tổ chức đồng bộ, nhất quán về phạm vi, nội dung và phương pháp nên số liệu thu, chi NSNN giữa KBNN, cơ quan tài chính, cơ quan thu và các đơn vị dự toán chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho việc tổng hợp và phân tích số liệu phục vụ công tác quản lý và điều hành NSNN. Đặc biệt, theo lộ trình thực hiện mô hình Tổng KTNN thì đội ngũ kế toán cần tăng cường cả về chất và lượng.
Yếu tố công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là cụ không thể thiếu trong phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước, nâng cao hiệu quả làm việc, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước.
Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ không chỉ là hiện đại hóa công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc mà còn đem lại những lợi ích đáng kể - những giá trị gia tăng vô hình - cho các khách hàng của KBNN. Hệ thống CNTT KBNN đã được triển khai rộng khắp trên toàn hệ thống từ trung ương tới 63 KBNN tỉnh, thành phố và gần 700 KBNN
quận, huyện. 100% các đơn vị KBNN đã có mạng cục bộ đáp ứng tốt yêu cầu kết nối phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của KBNN.