Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách

1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Với Luật Ngân sách Nhà nước được sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và đơn vị cơ sở khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính, Tỉnh Hải Dương tổ chức thực hiện khá tốt đáp ứng được các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Năm 2011 thu Ngân sách thực 1229,5 tỷ đồng, so đạt 114,7%.

Các khoản thu từ khu vực CTN-NQD đều tăng so với dự toán. Công tác quản lý tài chính Ngân sách luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Kho bạc tỉnh đã tích cực kết hợp với các ngành thuộc khối tài chính quản lý chặt chẽ thu, chi, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý, điều hành Ngân sách trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phòng TC-KH đã triển khai chương trình tin học kế toán Ngân sách , nhằm đưa ứng dụng công nghệ vào việc hạch toán kế toán quản lý thu, chi, đáp ứng nhu cầu quản lý Ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở một số nguồn thu tăng, tỉnh đã bổ sung thêm nhiệm vụ chi là vốn đầu tư XDCB, chi thường xuyên. Để chủ động quản lý về điều hành Ngân sách những tháng cuối năm, tỉnh Hải Dương đã tập trung khắc phục những yếu kém, đề ra các biện pháp thực hiện, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu, bảo đảm nhiệm vụ chi. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu thực hiện đạt, vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2011. Các cấp chính quyền, ngành thuế và một số ngành chức năng làm rõ nguyên nhân thất thu đối với từng chỉ tiêu thu ở từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tỉnh Hải Dương đã thực hiện nghiêm các quy định để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiếp tục củng cố công tác quản lý tài chính, bồi dưỡng

nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền các cấp.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Trong những năm qua, Tỉnh Nam Đinh luôn là một địa phương có thành tích hoàn thành xuất sắc công tác thu ngân sách, nguồn thu luôn vượt chi, và đảm bảo thặng dư ngân sách. Kết quả đó là do nhiều nguyên nhân, và có thể kể đến một vài nguyên nhân do quá trình điều hành, quản lý hoạt động thu NSNN tại tỉnh như sau:

- Nhìn chung, tỉnh đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của Sở Tài chính đã tổ chức lập dự toán, chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân vận thực hiện các khoản thu một cách rõ ràng. Các cán bộ tại Sở tài chính luôn được tập huấn thường xuyên, thực hiện chế độ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Phòng có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực mà mình phụ trách, cán bộ cấp trên có sự chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên tới các phòng ban thực hiện việc kiểm tra chỉ đạo từng mảng hoạt động.

- Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc, thu đã vượt chi đảm bảo thặng dư ngân sách. Các khoản thu hầu hết đều được thực hiện tăng dần quan các năm nhờ công tác vận động, kiểm tra của cán bộ thuế cũng như việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thuế.

- Các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các văn bản mà nhà nước giao về tài chính ngân sách, kế toán, kiểm toán trên địa bàn tỉnh. Đối với các khoản thu phí, lệ phí phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện chế độ tài chính kế toán của chính quyền cấp các cấp, cơ quan hành chính sự nghiệp một cách kịp thời, đúng chế độ tiêu chuẩn. Tỉnh Nam Định đã xây dựng hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn của luật NSNN và các qui định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Tỉnh đã thực hiện việc phân bổ và giao dự toán ngân sách trên cơ sở đánh giá kế hoạch thực hiện thu ngân sách năm, luật thuế, mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành và chế độ thu.

tra lại quá trình lập và chấp hành ngân sách nhà nước. Khi kết thúc năm tài chính cùng với khoá sổ của các tổ chức hoạt động gắn liền với quỹ NSNN đòi hỏi phải lập quyết toán NSNN theo số thực thu, thực chi. Do đó, cuối mỗi năm ngân sách Bộ Tài chính hướng dẫn việc khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong năm dự toán được duyệt và theo mục lục NSNN. Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tỉnh Nam Định lập quyết toán thu chi của đơn vị mình rồi gửi lên cấp trên. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)