5. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Những thành tựu đạt được
Thứ nhất; Bộ máy tổ chức thu NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc: Việc sắp xếp, phân công, bố trí cán bộ phù hợp với nhiệm vụ của ngành. Cán bộ nhân viên trong cơ quan tài chính, KBNN, Thuế đều có trình độ chuyên môn cao, từ đại học trở lên. Việc tuyển dụng diễn ra công khai, minh bạch và bố trí cán bộ trên cơ sở năng lực chuyên môn.
Thứ hai; Nguồn thu NSNN liên tục tăng, cơ cấu thu NSNN chuyển biến tích cực qua các năm phản ánh nỗ lực của KBNN trên địa bàn trong việc tăng hiệu quả quản lý nguồn thu.
Thứ ba; KBNN đã phát huy vai trò tích cực của mình trong quản lý thu NSNN nói riêng và quản lý NSNN nói chung, từ ứng dụng CNTT, tổ chức thu, thực hiện NS tới quyết toán NSNN.
Thứ tư; KBNN có nhiều biện pháp thúc đẩy thu NSNN bằng chuyển khoản, góp phần cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa nền hành chính, công khai minh bạch hóa và quản lý NSNN có hiệu quả hơn.
Thứ năm; KBNN đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh
kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh; KBNN đã phối hợp với các ngành, các huyện, xã và thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, có kế hoạch triển khai thu ngay các khoản thu mới phát sinh; thực hiện tốt việc ký hợp đồng uỷ nhiệm thu cho các xã, thị trấn; các xã trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ được nguồn thu đối tượng thu, do vậy đã chủ động tiến hành rà soát lại, đưa vào quản lý các hộ mới ra kinh doanh, nhằm hạn chế thấp nhất thất thu cho ngân sách.