Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 36)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc

Trên cơ sở nghiên cứu công tác quản lý thu NSNN tại KBNN các địa phương khác trong cả nước, có thể nhận thấp để nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN, KBNN tỉnh Vĩnh Phúc cần áp dụng các kinh nghiệm sau:

- Để công tác kiểm soát thu NSNN có hiệu quả thì vấn đề quan trọng hàng đầu là chất lượng nguồn nhân lực trong KBNN. Muốn vậy, tỉnh cần có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng cho các hoạt động của KBNN nói chung và cho công tác kiểm soát thu qua KBNN nói riêng.

- Để đạt được kết quả tốt trong công tác kiểm soát thu NS qua KBNN thì tỉnh cần có sự phối hợp của tất cả các cơ quan liên quan như KBNN, cơ quan Thuế, Môi trường, Ngân hàng thương mại, Ủy ban nhân dân các cấp,…..

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong địa phương về tầm quan trọng của thu NSNN để người dân hiểu được thu NSNN là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của bản thân.

- Coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho công tác lập kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước và thu NSNN.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi tổng quát: Những giải pháp thích hợp nào để tăng cường quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc?

Câu hỏi cụ thể:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu NSNN qua Kho bạc nhà nước bao gồm những vấn đề cơ bản nào?

- Thực trạng công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Vĩnh Phúc hiện nay như thế nào?

- Để hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN tại KBNN tỉnh Vĩnh Phúc cần những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, dữ liệu của luận văn được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

- Dữ liệu thứ cấp:

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả thực hiện thu thập các dữ liệu thứ cấp từ cả nguồn bên trong và nguồn bên ngoài KBNN tỉnh Vĩnh Phúc. Các dữ liệu thứ cấp thường không tốn kém quá nhiều thời gian thu thập.

Với dữ liệu bên ngoài sử dụng trong luận văn: tác giả thực hiện thu thập thông qua việc tìm kiếm từ các nguồn tài liệu trên mạng, tìm kiếm trên thư viện của các trường, thu thập các báo cáo, văn bản của các cơ quan liên quan. Các nguồn tài liệu thứ cấp thu thập từ bên ngoài có thể kể tới như giáo trình, sách chuyên khảo liên quan tới quản lý NSNN và quản lý thu NSNN, các luận văn, luận án, các bài nghiên cứu mang tính học thuật có liên quan tới đề tài, các văn bản pháp luật đã ban hành liên quan tới quản lý thu NSNN, các báo cáo của Cục thuế, báo cáo của UBND Tỉnh có liên quan tới đề tài.

Với dữ liệu thứ cấp sử dụng bên trong của luận văn:đây là các dữ liệu sẵn có, đã qua xử lý của KBNN tỉnh Vĩnh Phúc như sử dụng các báo cáo quyết toán NSNN trên địa bàn, báo cáo chi tiết, các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết... của KBNN Vĩnh Phúc.

2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu tác giả thu thập được phục vụ cho công tác nghiên cứu của luân văn sẽ được xử lý bởi các phương pháp xử lý dữ liệu sau:

- Phương pháp phân tích lý thuyết: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.

+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ. + Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tương tác.

+ Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử

+ Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạothành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.

- Phương pháp phân loại lý thuyết: là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hướng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy luật phát triển của đối tượng, sự phát triển của kiến thức khoa học để từ đó dự đoán được các xu hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn.

- Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: là phương pháp sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống - cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn.

2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước

2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

- Tổng thu NSNN trên địa bàn - quy mô thu NSNN qua kho bạc

Tổng thu NSNN là chỉ tiêu về mặt lượng và là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô các khoản thu NSNN tại địa phương.

Tổng thu NSNN = Thu từ thuế + Thu từ phí, lệ phí + Thu khác - Tốc độ tăng thu ngân sách

Tốc độ tăng thu ngân sách là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ gia tăng quy mô các khoản thu NSNN.

T% = TN1- TN0 x 100 TN0

T%: Tốc độ tăng thu ngân sách

TN0: Tổng thu NSNN trên địa bàn năm trước TN1: Tổng thu NSNN trên địa bàn năm nay

Tốc độ tăng thu ngân sách phải ở mức hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Điều này sẽ đảm bảo được tỷ suất huy động nguồn thu từ nền kinh tế vào NSNN, nhằm đạt mục tiêu ổn định mức đóng góp về thuế, phù hợp với khả năng, nội lực nền kinh tế cũng như đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của ngân sách, không để xảy ra tình trạng thu từ thuế không đủ chi thường xuyên của nhà nước. Nếu tốc độ tăng thu ngân sách lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra gánh nặng về thuế với nền kinh tế, điều này có thể sẽ dẫn đến kìm hàm động lực phát triển của nền kinh tế. Ngược lại nếu tốc độ tăng thu ngân sách thấp so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguy cơ thu không đủ nhu cầu chi tiêu và bội chi ngân sách.

- Cơ cấu thu ngân sách NN là mối quan hệ tương quan, tỷ lệ giữa các bộ phận của các nguồn thu ngân sách cấu thành quỹ ngân sách, mối quan hệ giữa chúng với nhau và quan hệ với tổng thu NSNN trong một chỉnh thể thống nhất. Cơ cấu thu NSNN bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nội dung thu NSNN được sắp xếp theo những tiêu thức nhất định gọi là tiêu thức phân loại thu NSNN, như: thu ngân sách đối với thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác… Về định lượng, các khoản mục thu NSNN được lượng hóa thông qua các số đo cụ thể bằng tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục so với tổng thu NSNN hàng năm hoặc so với GDP.

2.3.2. Các chỉ tiêu định tính

- Chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN qua KBNN. Nhân tố con người chính là chủ thể thực hiện công tác tổ chức thu NSNN, kiểm tra, giám sát quy trình thu NSNN. Nếu nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ, trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng, kinh nghiệm và có phẩm chất tốt thì quy trình thu NSNN được thực hiện nhanh chóng, tránh thất thoát khoản thu cho NSNN. Nếu nguồn nhân lực thực hiện quy trình thu NSNN kém về trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cũng như những rủi ro về mặt đạo đức có thể dẫn đến hiện tượng thất thoát nguồn thu cho NSNN.

- Mức độ hài lòng của chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN. Nếu như KBNN kiểm soát tốt quy trình thu NSNN thì đây được đánh giá là quy trình thu NSNN tiên tiến và hiện đại. Do vậy, nếu kiểm soát tốt thu NSNN, người thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN sẽ cảm thấy hài lòng, quy trình thu NSNN được thực hiện nhanh chóng, chính xác, thuận tiện. Cán bộ nhân viên KBNN có sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, cẩn thận và đầy đủ cho người nộp NSNN. Tốc độ xử lý giao dịch, trình tự thủ tục nộp NSNN càng nhanh chóng, gọn nhẹ thì chứng tỏ quy trình thu NSNN càng được kiểm soát chặt chẽ.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀTHỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH THÔNG QUAKHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH PHÚC 3.1. Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc và Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc

3.1.1. Tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc , phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội. Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,20C. Phía bắc Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km, phía tây nam được bao bọc bởi sông Hồ ng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia tỉnh thành ba vùng có đi ̣a hình đặc trưng: đồ ng bằng, gò đồ i, núi thấp và trung bình.

Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua, gồm: sông Hồng, sông Lô, sông Đáy và sông Cà Lồ . Lượng nước hằng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp, được chia làm hai hệ thống sông chính: hệ thống sông Hồ ng và hệ thống sông Cà Lồ .

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc, tính đến ngày 31-12- 2011, diện tích có rừng toàn tỉnh là 28.312,7 ha, độ che phủ rừng đạt 22,4%.

Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 9.358,8 ha, chiếm 32,81%, tập trung chủ yếu ở huyện Tam Đảo với diện tích 6.978,3 ha, chiếm 74,49% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; đây cũng là nơi có Vườn Quốc gia Tam Đảo. Hiện tại, phần lớn rừng tự nhiên do Ban Quản lý rừng của tỉnh giám sát, kiểm tra và quản lý.

Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện; 137 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là: Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh; thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô. Dân số năm 2014 là 1.041.400 người, có 7 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.

Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước, kinh tế Vĩnh Phúc đã phục hồi nhanh chóng, lấy lại đà tăng trưởng. Vĩnh Phúc đang bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế đầy hứa hẹn với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 7,89%.Kinh tế Vĩnh Phúc đã vượt qua suy thoái tương đối nhanh, những chỉ số kinh tế cơ bản như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xúc tiến đầu tư, thu-chi ngân sách đều thể hiện rõ những dấu hiệu tích cực. Năm 2014, mặc dù không thể so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế với những năm trước đây khi các nhà máy sản xuất ô-tô, xe máy trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động, nhưng với mức tăng trưởng 6,11% được đánh giá là mức tăng có tỷ lệ cao hơn mức bình quân chung của cả nước (5,98%).Những số liệu thống kê tiếp tục tô điểm thêm viễn cảnh tươi sáng hơn cho nền kinh tế Vĩnh Phúc. Năm 2014, tuy gặp nhiều khó khăn, những diễn biến bất thường của thời tiết, dịch bệnh luôn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát, giá vật tư nông nghiệp ở mức cao, giá bán một số

loại sản phẩm không ổn định và có thời điểm thấp hơn giá thành sản xuất (nhất là sản phẩm ngành chăn nuôi), đại bộ phận các trang trại chăn nuôi gà phải giảm quy mô hoặc dừng chăn nuôi,... đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của một bộ phận nông dân. Song sản xuất nông nghiệp vẫn đạt khá, trồng trọt được mùa, chăn nuôi không có dịch bệnh xảy ra, đàn bò sữa tăng nhanh, trở thành tỉnh có quy mô đứng thứ tám cả nước và thứ hai khu vực đồng bằng sông Hồng. Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,4% so với năm 2013, vượt kế hoạch đề ra. Năm 2014, sản lượng công nghiệp của Vĩnh Phúc đang phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng, nhất là các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh như ô-tô, gạch ốp lát, gạch xây dựng... Năm 2014, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 5,11% so năm 2013, trong đó khu vực nhà nước tăng 13,8%, khu vực ngoài nhà nước tăng 14,94%, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 3,23% so với năm 2013.Một trong những yếu tố tích cực giúp cho kinh tế Vĩnh Phúc lấy lại đà tăng trưởng là nhờ các công ty lớn đứng chân trên địa bàn như: Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Piaggio Việt Nam.Năm 2014, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh đạt cao nhất, kể từ khi tái lập tỉnh tới nay, với 45 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD, tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)