Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 73)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

* Những tồn tại

Thứ nhất; Hiện nay tình trạng thất thu về thuế và các nguồn thu khác vẫn là một vấn đề nan giải.. Cụ thể, thất thu NSNN chủ yếu do hiện tượng gian lận thương mại và qua hoàn thuế VAT mà cụ thể là các DN thường gian lận thuế bằng các hóa đơn bất hợp pháp hay giá ghi trên hóa đơn không đúng thực tế. Trong khi đó, KBNN và các cơ quan liên quan còn chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng,chưa xây dựng được quy chế phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn một cách đồng bộ.

Thứ hai; Tốc độ áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát và quản lý thu qua KBNN còn chậm.

Thứ ba; Vai trò của KBNN chưa phát huy triệt để trong quản lý chu trình NSNN trên địa bàn. Ví dụ như đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí, KBNN còn chưa thường xuyên phối hợp cùng với UBND, Phòng Tài chính rà soát, bổ sung danh mục, điều chỉnh mức thu đối với các khoản thu phí trên địa bàn theo định kỳ, thường là khi trung ương có thay đổi hoặc khi có vấn đề nổi cộm xảy ra trên địa bàn thì mới chỉ đạo rà soát. Đối với công tác lập kế hoạch thu NSNN, thì chưa có sự phối hợp tốt giữa KBNN và cơ quan thuế và Phòng Tài chính để phân loại đối tượng nộp NSNN, thống kê các đối tượng nộp NSNN nhằm lập kế hoạch dự toán NSNN hàng năm.

Thứ tư, kết quả thu NSNN bằng chuyển khoản trên địa bàn còn hạn chế về đối tượng thu nộp. Một bộ phận người nộp thuế còn chưa mặn mà với hình thức thu nộp này. Các điểm thu NSNN bằng chuyển khoản chưa lan tỏa rộng rãi trên địa bàn. Một số KBNN huyện còn chưa chú trọng phát huy kênh thu NSNN qua NHTM.

Thứ năm, Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa KBNN và các cơ quan khác trong quản lý thu NSNN còn chưa thực sự tốt.

* Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, nguyên nhân khách quan

- Cơ chế quản lý thu sự nghiệp:

Trong công tác quản lý thu sự nghiệp còn bị buông lỏng, chưa thật sự chú trọng, chưa có phương án khoán thu , nên việc quản lý thu của đơn vị sự nghiệp còn mang tính hình thức, bởi vì theo quy định thì các khoản thu được để lại theo tỷ lệ đã được quy định đế chi trước, phần còn lại mới nộp vào NSNN. Do đó cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước thực tế không quản lý đầy đủ được nguồn thu này.

- Những tồn tại của hệ thống thuế và cơ chế quản lý thu thuế hiện hành. + Về chính sách Thuế:

Hệ thống thuế của ta còn phức tạp chưa phù hợp với điều kiện và trình độ của cán bộ quản lý thu thuế, cũng như đối tượng nộp thuế chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm phát triến sản xuất kinh doanh. Nội dung một số luật thuế quy định chưa thật rõ ràng làm cho các đối tượng nộp thuế có tư tưởng hoài nghi chính sách thuế. Chính sách thuế hiện hành chưa bao quát được toàn bộ đổi tượng thu và nguồn thu, chưa đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế đối với các thành phần kinh tế, vẫn còn sự phân biệt giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, phạm vi miễn giảm thuế còn rộng, nội dung được miễn giảm cũng chưa được quy định rõ

ràng, nên tình trạng tùy tiện làm cho tính nghiêm túc của pháp luật bị vi miễn phạm, làm cho nguồn thu về thuế bị giảm sút.

- Về cơ chế quản lý thuế:

Do hệ thống luật thuế chưa đồng bộ nên khó khăn cho việc tố chức thực hiện. Trong thực tế ta còn xem nhẹ vai trò của Nhà nước trong việc xử lý và cưỡng chế thi hành về luật thuế đối với các đối tượng cố tình vi phạm, từ đó làm cho tác dụng của luật bị hạn chế. Trình độ quản lý của cán bộ thuế hiện nay còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra, số cán bộ đào tạo qua các trường nghiệp vụ chuyên môn chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác. Tổ chức quản lý thu thuế thiếu chặt chẽ, thất thu còn lớn nhiều doanh nghiệp tố chức kinh tế địa phương chưa thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục kê khai nộp thuế, một sổ các cơ sở ngoài quốc doanh chưa thực hiện chế độ sổ kế toán, chứng từ.

- Những bất cập trong phân cấp quản lý Ngân sách còn tồn tại nhiều. Cơ chế phân cấp này đã làm cho Ngân sách huyện ở thế bị động. Những khoản thu phải chuyển giao cho cấp trên còn nhiều, các khoản thu trong điều tiết còn nhỏ. Điều này, dẫn đến các khoản bổ sung từ Ngân sách cấp trên nhiều làm cho việc thực hiện chi chậm trễ không kịp thời.

- Ý thức chấp hành các luật thuế, chính sách thuế của một số hộ kinh doanh đối tượng nộp thuế chưa cao, tình trạng chây ỳ nộp thuế vẫn còn diễn ra.

- Sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Huyện còn nhiều khó khăn nên kết quả thu NSNN còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan

- Sự phối hợp giữa các cơ quan Tài chính, Thuế, KBNN chưa chặt chẽ thống nhất, chưa phát huy được sức mạnh của tùng ngành đế hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN. Đe hoàn thành tốt hơn nữa KBNN phải phối hợp với các

ngành tài chính,Thuế, Ngân hàng, chỉ tiêu thu ngân sách năm sau, kế hoạch phân bố cụ thế đối với các cấp các ngành các đơn vị.

- Do trong khâu lập dự toán còn chưa đi sát tại các đơn vị dự toán, chưa quan tâm tới các yếu tố tăng trưởng kinh tế, trượt giá ...

- Trình độ cán bộ nhân viên của KBNN còn nhiều hạn chế.

- Các quy trình thu còn rườm rà, chưa gọn nhẹ, chưa tạo ra cho đối tượng chưa thực sự tự giác trong việc tự tính, tự nộp.

- Các quy định về hoá đơn chứng từ, sổ sách ghi chép có một số chi tiết đã không phù hợp với hiện tại.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNGQUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÔNG QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH PHÚC

4.1. Phương hướng và mục tiêu tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc từ nay tới 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách thông qua kho bạc nhà nước tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)