Quy trình của marketing nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Marketing nội bộ đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô (Trang 31 - 33)

1.1 .Tổng quan các nghiên cứu về marketing nội bộ

1.2. Cơ sở lý luận về marketing nội bộ

1.2.3. Quy trình của marketing nội bộ

Từ việc nghiên cứu những mô hình nổi tiếng của những học giả xuất sắc được đề cập trong phần trước, việc thực hiện marketing nội bộ được thực hiện theo quy trình 03 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Động cơ thúc đẩy và sự thỏa mãn của nhân viên: Rõ ràng nhận thấy, dù là nhân viên hay quản lý đều phải được quyền tự chủ, có một công việc rõ ràng, hy vọng được đền đáp xứng đáng với sự cống hiến của bản thân cũng như được có cơ hội thăng tiến lên vị trí mới. Vì thế, các tổ chức nên xem nhân viên như khách hàng nội bộ và công việc cung cấp cho nhân viên như các sản phẩm và dịch vụ. Để thúc đẩy nhân viên và khuyến khích sự hài lòng công việc, tổ chức nên dành sự quan tâm đến việc cung cấp công việc cho người lao động như việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng bên ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc thường xuyên đánh giá, tổ chức các hoạt động khen thưởng, công nhận sự tiến bộ cũng như những thành quả nổi bật trong công việc của đội ngũ nhân viên, đề cử những vị trí cao hơn đối với những cán bộ nhân viên đạt thành tích xuất sắc, mang lại thành công to lớn, góp phần to lớn vào sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Qua đó, có thể làm hài lòng nhân viên, động viên, khích lệ họ cố gắng cống hiến cho tổ chức doanh nghiệp.

- Giai đoạn 2: Định hướng khách hàng: Nếu trông đợi các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tâm trí vào tiếp thị tương tác thì điều quan trọng là họ được lựa chọn cách mà họ đáp ứng khách hàng. Marketing nội bộ là việc sử dụng các hoạt động như tiếp thị là phương pháp tốt nhất cho việc thúc đẩy nhân viên hướng tới việc am hiểu khách hàng. Rõ ràng, để thành công, các doanh nghiệp phải xác định chính xác và đầy đủ nhu cầu cũng như mong muốn của thị trường và phải đảm bảo rằng, những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình phải hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, hoạt động marketing nội bộ đối với đội ngũ nhân viên là vô cùng quan trọng, được coi như một công cụ hữu ích động viên nhân viên cố gắng hiểu rõ mong muốn và tìm cách làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc khẳng định hình ảnh cũng như chất lượng của doanh nghiệp.

- Giai đoạn 3: Thực thi chiến lược và quản trị thay đổi: Marketing nội bộ có thể được sử dụng như một công cụ để thực hiện thành công chiến lược của tổ chức, để vượt qua các xung đột liên chức năng, đạt được truyền thông nội bộ tốt hơn, giảm sự cô lập có tính bộ phận và vượt qua sức cản của sự thay đổi. Hay nói cách khác, thực hiện marketing nội bộ là một phương pháp tối ưu nhằm khích lệ, thúc đẩy đội ngũ cán bộ, nhân viên đồng lòng, nỗ lực làm việc, cống hiến vì mục tiêu chung của tổ chức doanh nghiệp cũng như các chiến lược kinh doanh đề ra, biến những chiến lược được hoạch định thành những hành động cụ thể, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây được xem là giai đoạn khó khăn nhất vì để thực thi chiến lược hiệu quả, đòi hỏi tính kỷ luật, sự tận tụy và hy sinh của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Marketing nội bộ đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)