Kiến nghị với Chớnh phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các dịch vụ tài chính phi tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. (Trang 94 - 97)

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chớnh phủ

3.3.1.I. Hỡnh thành mụi trường phỏp lý đồng bộ cho sự phỏt triển cỏc dịch vụ tài chớnh

- Quy định của pháp luật Việt nam cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình.

Do sự phát triển và mở rộng các ứng dụng của khoa học, kỹ thuật trong cuộc sống, các khái niệm mới đã xuất hiện và mở rộng tầm ảnh h-ởng nh- các vấn đề có liên quan đến việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử: mở rộng khái niệm văn bản, chữ ký từ chỗ văn bản giấy sang các loại văn bản hoặc hình thức văn bản khác, từ chữ ký cụ thể, thực hiện bằng việc ký trực tiếp sang những hình thức chữ ký định dạng về mặt kỹ thuật, công nghệ nh- chữ ký điện tử, việc chứng thực các chữ ký điện tử, các mã bảo vệ trong việc truyền tin... cho đến việc công nhận các hình thức, loại hình văn bản, các yếu tố truyền tin điện tử thông qua các thiết bị điện tử cũng nh- mạng thông tin Intemet. Việc công nhận các hình thức khác nhau về văn bản, chữ ký nói trên không chỉ để thực hiện trong quá trình các bên thực hiện hoặc xác lập giao dịch mà còn đảm bảo giá trị pháp lý trong quá trình tố tụng tại các cơ quan t- pháp. Việc công nhận giá trị pháp lý trong các hoạt động tố tụng là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên có liên quan.

Bên cạnh đó, pháp luật cần có quy định cụ thể công nhận một số b-ớc, quy trình của các giao dịch ngân hàng đ-ợc thực hiện trên các ph-ơng tiện truyền thông hiện đại nhằm tăng c-ờng các tiện ích trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, ví dụ nh- có thể thực hiện việc nộp đơn, hồ sơ hoặc một số b-ớc khai báo dịch vụ đ-ợc thực hiện qua mạng, hoặc các thiết bị điện tử khác nhằm đơn giản hoá các thủ tục cho khách hàng trong việc tiếp nhận các dịch vụ ngan hàng. Điều này đòi hỏi các quy định của pháp luật cần có sự mềm dẻo, linh hoạt, hình thành một cơ chê pháp lý hữu hiệu, tạo khả năng

lựa chọn cho khách hàng cũng nh- của các ngân hàng trong việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ngân hàng có liên quan.

- Pháp luật Việt Nam cần có quy định mang tính tổng thể để giải quyết các vấn đề có liên quan đến các giao dịch điện tử, các vấn đề có liên quan đến th-ơng phiếu, séc...

Thứ nhất, việc áp dụng và triển khai các giao dịch điện tử nói chung, các giao dịch ngân hàng điện tử nói riêng, cần có một hệ thống quy định pháp luật mang tính cơ sở nền tảng cho các giao dịch điện tử đ-ợc triển khai. Do đó, việc ban hành một văn bản có hiệu lực pháp lý cao d-ới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh về giao dịch điện tử là cơ sở để triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử trên thực tế.

Thứ hai, đối với các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng trên thực tế của các giao dịch có liên quan đến th-ơng phiếu, séc nh- đã trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan cần đ-ợc thực hiện ngay để giải quyết các v-ớng mắc cụ thể. Điều đó có nghĩa là, trong văn bản có liên quan đến hối phiếu, lệnh phiếu, séc, cần có quy định cụ thể nh-: không bắt buộc sự tham gia của các ngân hàng vào các quan hệ liên quan đến hối phiếu, lệnh phiếu, cũng nh cần quy định cụ thể về thần quyền, thời hạn giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hối phiếu, lệnh phiếu, séc nhằm đảm bảo thời gian giải quyết tranh chấp đ-ợc nhanh chóng, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia quan hệ một cách nhanh chóng, chính xác.

- Pháp luật cần có quy định cụ thể về việc l-u giữ, tiếp cận thông tin liên quan đến các dịch vụ ngân hàng.

Đây là một nội dung quan trọng nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các bên có liên quan, đặc biệt là khi khách hàng ở vị thế “tương đối yếu” so với các ngân hàng khi họ sử dụng các dịch vụ ngân hàng trên thực tế. Vị thế của các khách hàng yếu hơn ngân hàng, đặc biệt trong việc tiếp cận các thông tin nhằm bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra. Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các ngân hàng trong việc l-u giữ trung

thực các thông tin, chứng cứ có liên quan. Đồng thời, có thể quy định quyền của khách hàng có thể đề nghị Toà án ra lệnh để có thể tiếp cận các dữ liệu giao dịch trong phạm vi cho phép để xác minh sự thật liên quan đến các giao dịch của mình.

- Cần có các quy định cụ thể về phòng chống rửa tiền thông qua các dịch vụ ngân hàng.

Hiện nay, hoạt động rửa tiền đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó các kẻ tội phạm đã cố tình sử dụng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là hoạt động ngân hàng điện tử nh- là mục đích hoặc là ph-ơng tiện để thực hiện hoạt động rửa tiền. Có thể thấy rằng, ngân hàng và các hoạt động ngân hàng là một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong các b-ớc của quá trình rửa tiền của những kẻ tội phạm. Do vậy, để đấu tranh chống lại các hoạt động rửa tiền, cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chống rửa tiền làm cơ sở cho việc tiếp cận, thu thập thông tin là căn cứ cho hoạt động điều tra có liên quan, đặc biệt quy định cụ thể các vấn đề về việc l-u trữ, xác minh thông tin liên quan đến thân nhân của khách hàng, kiểm soát nguồn gốc các khoản tiền đ-a vào giao dịch trong hệ thống ngân hàng, kiểm soát báo cáo các giao dịch tài chính đáng ngờ, bắt buộc báo cáo các giao dịch tài chính có số l-ợng tiền giao dịch lớn theo quy định... Việc ban hành một văn bản pháp luật có hiệu lực, hình thành một cơ chế thực thi pháp luật về chống rửa tiền có đầy đủ thẩm quyền sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan thực thi pháp luật có thể phòng chống loại hình tội phạm rửa tiền qua hệ thống ngân hàng một cách có hiệu quả.

- Pháp luật cần có các quy định có hiệu quả đến việc chống lại các hành vi bất hợp pháp có liên quan đến các ph-ơng tiện điện tử hoặc trên mạng Internet.

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các loại hình tội phạm có liên quan cũng gia tăng. Điều đó đồng nghĩa với việc các hành vi phạm tội không chỉ nhằm tấn công, cản trở việc hoạt động bình th-ờng của các ph-ơng tiện điện tử các website của các ngân hàng trên mạng Internet

mà còn tác động hoặc xâm hại trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Các hành vi tấn công hoặc xâm hại của các kẻ tội phạm nói trên đã ảnh h-ởng đến sự an toàn của các dịch vụ ngân hàng, đồng thời có khả năng xâm hại đến các thông tin mang tính cá nhân của ng-ời sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thực tế đó cho thấy các quy định cụ thể về phòng chống loại tội phạm này không chỉ đ-ợc thực hiện trong phạm vi quốc gia mà còn cần đ-ợc thực hiện trên phạm vi thế giới. Bên cạnh quy định của pháp luật quốc gia nh- các quy định của pháp luật về hành chính, hình sự (đặc biệt cần quy định trong pháp luật hình sự các tội danh cụ thể, trực tiếp truy tố các hành vi phạm tội mạng), cần có một cơ chế hỗ trợ, phối hợp pháp lý mang tính khu vực và thế giới để có thể phòng chống có hiệu quả đối với các hình thúc tội phạm có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các dịch vụ tài chính phi tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. (Trang 94 - 97)