Tăng cường năng lực và vai trũ quản lý thị trường dịch vụ tà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các dịch vụ tài chính phi tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. (Trang 97 - 100)

3.3. Kiến nghị

3.3.1.2. Tăng cường năng lực và vai trũ quản lý thị trường dịch vụ tà

chớnh phi tớn dụng của Ngõn hàng Nhà nước và Bộ tài chớnh

Nâng cao vị thế của Ngân hàng Nhà n-ớc trong việc tổ chức thực thi chức năng, nhiệm vụ theo h-ớng tăng c-ờng tính độc lập t-ơng đối của Ngân hàng Nhà n-ớc trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng trên tất cả các mặt: tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, thanh toán... cho phù hợp với pháp luật Việt Nam, với chuẩn mực và thông lệ quốc tế cũng nh- các cam kết song ph-ơng và đa ph-ơng mà Việt Nam tham gia ký kết.

- Tiếp tục đổi mới điều hành chính sách tiền tệ: Tiếp tục đổi mới điều hành chính sách tiền tệ theo h-ớng ngày càng sử dụng các công cụ gián tiếp, chuyển dần từ cơ chế điêu tiết khối l-ợng tiền sang điều tiết theo lãi suất trên cơ sở nâng cao chất l-ợng công tác phân tích, dự báo. Gắn điều hành lãi suất với tỷ giá, gắn điều hành chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

- Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá: Điều hành tỷ giá với phương châm “linh hoạt trong ngắn hạn và ổn định trong dài

hạn”. Tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá nới lỏng biên độ, giảm dần sự can thiệp hành chính, nâng cao năng lực quản lý của Ngân hàng Nhà n-ớc;

Tăng c-ờng khả năng bao quát của Ngân hàng Nhà n-ớc trong việc quản lý các giao dịch ngoại hối, nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý ngoại hối trong điều kiện tự do hoá tài khoản vãng lai và kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa thị tr-ờng tài chính. Xây dựng lộ trình chuyển đổi của đồng Việt Nam và giảm tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế.

Trên cơ sở hệ thống pháp luật đã đ-ợc ban hành, cần phải tổ chức một hệ thống các cơ quan quản lý Nhà n-ớc để điều hành và quản lý thị tr-ờng dịch vụ tài chính phi tín dụng theo hệ thống pháp luật này. Trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà n-ớc đối với thị tr-ờng dịch vụ tài chính, Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà n-ớc cao nhất, thống nhất quản lý và điều hành mọi hoạt động của thị tr-ờng dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện đ-ợc nhiệm vụ của mình, Chính phủ lại phân công quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan thuộc và trực thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý và điều hành thị tr-ờng dịch vụ tài chính phi tín dụng - tiền tệ theo từng khía cạnh nhất định trên cơ sở nhiệm vụ đ-ợc giao. Cụ thể, các cơ quan đó là: Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà n-ớc (ngoài ra còn có thêm các Bộ, ban ngành liên quan khác). Các cơ quan quản lý Nhà n-ớc nêu trên sử dụng hệ thống pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế vĩ mô khác nhau nh-: Chính sách tài khoá, chính sách quản lý nợ, chính sách thâm hụt và thặng d- ngân sách, chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái,...

để định h-ớng và quản lý sự phát triển của thị tr-ờng, đảm bảo thị tr-ờng ngày càng phát triển, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, phục vụ tốt nhất chiến l-ợc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên để đạt đ-ợc mục tiêu trên, cơ chế và hệ thống cơ quan quản lý Nhà n-ớc cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, quản lý Nhà n-ớc không mang tính quản lý hành chính can thiệp trực tiếp, quá sâu vào hoạt động kinh doanh trên thị tr-ờng, mà phải

mang tính chất quản lý vĩ mô, định h-ớng thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ thị tr-ờng để điều chỉnh thị tr-ờng hoạt động theo khuôn khổ pháp luật, phục vụ các mục đích quản lý vĩ mô chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ví dụ, đối với vấn đề quản lý, can thiệp vào lãi suất trên thị tr-ờng tín dụng (một loại giá cả quan trọng của dịch vụ ngân hàng), các cơ quan quản lý Nhà n-ớc cần nắm vững quy luật: lãi suất cao thì cầu tín dụng thấp và ng-ợc lại lãi suất thấp thì cầu tín dụng sẽ tăng lên, Nhà n-ớc có thể tác động một cách gián tiếp thông qua cơ chế thị tr-ờng, không nên thực hiện chính sách can thiệp trực tiếp (Nhà n-ớc trực tiếp xác định tỷ lệ lãi suất trên thị tr-ờng) mà nên để thị tr-ờng tự điều tiết lãi suất trong nền kinh tế trên cơ sở định h-ớng của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà n-ớc.

Thứ hai, hệ thống cơ quan quản lý Nhà n-ớc cần đảm bảo gọn nhẹ, giảm tối thiểu các thủ tục hành chính gây cản trở cho hoạt động của thị tr-ờng dịch vụ tài chính. Vấn đề chính ở đây thống nhất và giảm tối thiểu các đầu mối quản lý và điều hành thị tr-ờng, đồng thời có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan đầu mối quản lý Nhà n-ớc đối với hoạt động của thị tr-ờng, đảm báo thực hiện đầy đủ chức năng quản lý của Nhà n-ớc đổi với thị tr-ờng nh-ng không chồng chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà n-ớc.

Để hoàn thiện mô hình tổ chức của NHNN, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà n-ớc trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng cần có các giải pháp sau:

- Nâng cao vị thế t-ơng đối độc lập của NHTW trong việc thực thi chính sách.

- Tạo điều kiện thực hiện các công cụ mới của Chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ gián tiếp nh- nghiệp vụ thị tr-ờng mở, hoàn thiện thị tr-ờng tiền tệ liên ngân hàng nội và ngoại tệ;

- Nâng cao chất l-ợng và hiệu lực của công tác thanh tra, giám sát theo chuẩn mực quốc tế;

- Thực hiện có hiệu quả, với chi phí thấp các hoạt động khi quỹ thanh toán cung ứng và thu hồi tiền mặt;

- Cơ cấu lại các Vụ, Cục ở Hội sở của NHNN nhằm xoá bỏ chồng chéo, quan liêu. Hội sở chính của NHNN sẽ đ-ợc tập trung chủ yếu vào hoạch định chính sách tiền tệ và kiểm soát hoạt động tạo tiền của toàn bộ hệ thống;

- Xây dựng một số NHTW khu vực với chức năng thực hiện về cơ bản toàn bộ nghiệp vụ của NHTW, đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính phi tín dụng cần thiết trên địa bàn.

Thứ ba, phải tăng c-ờng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và các ph-ơng tiện hiện đại vào công tác điều hành giám sát hoạt động của thị tr-ờng dịch vụ tài chính, thiết lập mạng lới thông tin của toàn bộ thị tr-ờng và thực hiện cơ chế công khai hoá thông tin trên thị tr-ờn g các dịch vụ tài chính.

Thứ t-, việc kiểm tra giám sát phải đ-ợc thực hiện đúng theo quy định của luật pháp, tránh tình trạng tuỳ tiện làm giảm uy tín và hiệu lực của nhà n-ớc, gây tâm lý e ngại từ phía các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà n-ớc định kỳ nên có tổ chức đánh giá, tổng kết hoạt động dịch vụ của các ngân hàng th-ơng mại Việt Nam từ đó có định h-ớng và có các giải pháp đúng đắn, kịp thời trong việc phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển các dịch vụ tài chính phi tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. (Trang 97 - 100)