Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại sở tư pháp tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Những số liệu liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đƣợc thu thập từ việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến của toàn bộ cán bộ làm việc tại Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên dựa vào những số liệu này sẽ giúp có một cái nhìn khái quát nhất về những vấn đề đang diễn ra trong quá trình quản lý nguồn nhân lực tại Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên, từ đó có thể rút ra đƣợc những nội dung cần phát huy hay cách khắc phục những hạn chế này để từ đó hoàn thiện hơn công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở tƣ pháp. Bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến về mức độ hài lòng của nhân viên đối với từng nội dung công tác quản lý nguồn nhân lực của Sở tƣ pháp mà cụ thể ở đây là sự đánh giá của nhân viên về chính sách tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, sắp xếp công việc sẽ đƣa ra đƣợc cái nhìn khách quan về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên. Bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến của đội ngũ quản lý nhân sự về việc đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực cũng sẽ góp phần giúp cho

nhân viên tại tổ chức hoàn thiện kỹ năng cũng nhƣ trình độ của bản thân hơn trong quá trình làm việc.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp đƣợc tác giả tiến hành thu thập thông qua các bài báo, các giáo trình và các tạp chí liên quan tới đề tài. Đây là các tài liệu quan trọng đi trƣớc liên quan đến đề tài. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đi trƣớc để tìm hiểu các cơ sở lý thuyết liên quan tới đề tài: nhân lực, quản lý nhân lực, các nội dung của quản lý nhân lực và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhân lực.

Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên:

- Tài liệu liên quan tới quá trình hình thành và phát triển của Sở tƣ pháp; - Tài liệu từ phòng nhân sự để có cái nhìn khái quát về cơ cấu lao động, trình độ lao động;

- Định hƣớng, mục tiêu phát triển và chức năng nhiệm vụ của Sở tƣ pháp. - Các chế độ đãi ngộ và phúc lợi cán bộ nhân viên tai Sở tƣ pháp.

2.2.2. Phương pháp phân tích

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc điểm của cán bộ làm việc tại Sở Tƣ pháp:trình độ, giới tính, độ tuổi, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học. Kết quả này cho thấy cái nhìn toàn diện về đội ngũ cán bộ đang làm việc tai Sở Tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh

Cũng giống với nội dung của phƣơng pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhƣng điểm khác ở đây là phƣơng pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đƣa ra các giải pháp, số liệu cần sử dụng ở đây chính là cơ cấu lao động, qua các năm để thấy đƣợc nguồn nhân lực Sở

tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên đang có chiều hƣớng tăng lên hay giảm xuống cả về mặt chất lƣợng và số lƣợng để có giải pháp nhằm hoàn thiên hơn công tác quản lý nguồn nhân lực tai Sở tƣ pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại sở tư pháp tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 48)