Xác định nhu cầu nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại sở tư pháp tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Xác định nhu cầu nhân lực

Xác định nhu cầu lao động tại Sở tƣ pháp chính là hoạch định về nhu cầu nguồn nhân lực tại Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên. Trong phần lý thuyết, cho thấy công tác hoạch định nguồn nhân lực bao gồm nhiều bƣớc: đề ra nhu cầu và dự báo nhu cầu, đề ra các chính sách, thực hiện các kế hoạch đề ra, kiểm tra và đánh giá. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu lao động tại Sở tƣ pháp vẫn còn rất đơn giản. Hiện nay, tại Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên công tác xác định nhu cầu nhân lực sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tại của các phòng ban thuộc Sở tƣ pháp. Công tác xác định nhu cầu nhân lực chƣa có kế hoạch dài hạn dựa trên mục tiêu và định hƣớng chiến lƣợc của Sở tƣ pháp. Việc xác định nhu cầu nhân lực chỉ mang tính chất ngắn hạn, tạm thời cuối mỗi năm, các trƣởng phòng tại các phòng ban tiến hành phân tích nhu cầu nhân lực hiện tại của phòng ban mình về nhu cầu nhân lực của phòng ban. Vào cuối mỗi năm, các trƣởng phòng sẽ lập báo cáo về tình hình nhân lực tại các phòng ban thuộc mình quản lý. Công tác xây dựng kế hoạch về nguồn nhân lực tại Sở Tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên đƣợc thực hiện theo ba bƣớc nhƣ sơ đồ:

Bước 1: Kế hoạch nguồn nhân lực tại các phòng ban

Kế hoạch nguồn nhân lực tại các phòng ban

Ban giám đốc phê duyệt

Cuối mỗi năm tổng kết báo cáo. Ngoài báo cáo về kết quả hoạt động của phòng ban và phƣơng hƣớng nhiệm vụ trong năm tới, các phòng ban trong Sở tƣ pháp sẽ tiến hành xây dựng chi tiết cụ thể về kế hoạch nguồn nhân lực của phòng ban gửi kèm theo đến phòng tổ chức hành chính. Bao gồm tuyển mới đối với vị trí thiếu và tinh giản biên chế đối với vị trí không cần thiết.

Bước 2: Phòng tổ chức hành chính kiểm tra và giám sát

Phòng tổ chức hành chính dựa vào bản phân tích và mô tả công việc của các phòng ban cũng nhƣ phƣơng hƣớng và mục tiêu của các phòng ban. Nhu cầu về nhân lực và đào tạo phát triển nhân lực của các phòng ban, tổng hợp lại và đề xuất đến các phòng ban, tiến hành kiểm tra giám sát thực tế về tình hình nhân lực của các phòng ban , xét duyệt đề xuất của các phòng ban và trình duyệt với ban lãnh đạo Sở.

Bước 3: Ban giám đốc sở phê duyệt

Sau khi xem xét đề xuất của phòng tổ chức hành chính, ban giám đốc Sở sẽ họp và phê duyệt hoặc từ chối đề xuất của phòng tổ chức hành chính.

Có thể nói, công tác xác định nhu cầu lao động tại Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên đƣợc thực hiện khá khoa học. Quy trình xác định nhu cầu lao động đƣợc thực hiện khá bài bản và rà soát kỹ qua từng công đoạn. Điều này cũng phù hợp với chủ trƣơng và đƣờng lối của Nhà nƣớc trong việc tuyển chọn thêm công nhân viên chức mới và tinh giản biên chế đối với những vị trí thừa, không cần thiết.

Để đánh giá về công tác xác định nhu cầu tại Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên, tác giả đánh giá thông qua bảng số liệu 3.6 dƣới đây:

Công tác xác định nhu cầu tại Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên đƣợc coi là nhiệm vụ cần thiết đối với việc quản lý nhân sự. Bởi lẽ hiểu đƣợc nhu cầu của cán bộ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ yên tâm công tác. Tại Sở tƣ pháp Thái Nguyên công tác đánh giá đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.6. Đo lƣờng đánh giá của nhân viên về công tác xác định nhu cầu nhân lực tại Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên

Nhóm Mã hóa Câu hỏi

Điểm trung bình Xác định nhu cầu

XDNC1 Công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đƣợc

thực hiện tốt 3,56

XDNC2 Quyết định tăng, giảm nhân sự tại các phòng

ban của Sở là thỏa đáng 3,98

XDNC3 Việc hoạch định nhân sự ngắn hạn có hiệu quả 3,63 XDNC4 Việc lên kế hoạch sử dụng nhân sự đƣợc triển

khai vào các thời điểm hợp lý 3,87 XDNC5 Xác định đƣợc nhu cầu nhân sự giúp Sở chủ

động hơn trong việc sắp xếp công việc chung 3,88

Nguồn: Số liệu tác giả tự điều tra thu thập

Qua bảng 3.6 cho thấy công tác xác định nhu cầu nguồn nhân lực tƣơng đối tốt bởi lẽ các chỉ tiêu đánh giá đều đạt điểm trung bình cao, cụ thể:

+ Chỉ tiêu quyết định tăng, giảm nhân sự tại các phòng ban của Sở là thỏa đáng đạt điểm trung bình cao nhất là 3.98 điểm ở mức rất cao bởi lẽ hàng tháng ban lãnh đạo Sở sẽ dựa vào khối lƣợng công việc phát sinh trong tháng và dự kiến phải làm trong thời gian tới để bố trí số lƣợng cán bộ công tác thật hợp lý và ra các quyết định tăng giảm nhân sự sao cho phù hợp với chỉ tiêu đƣợc giao và mật độ phát triển dân số của tỉnh.

+ Chỉ tiêu xác định đƣợc nhu cầu nhân sự giúp Sở chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc chung đạt 3.88 điểm ở mức rất cao điều này là hiển nhiên bởi lẽ xác định đƣợc số lƣợng nhân sự cần thiết trong từng giai đoạn là cơ sở giúp Sở tƣ pháp Thái Nguyên bố trí nhân sự cần thiết cho từng vị trí

công việc và cũng dựa vào điều này để Sở xin thêm chỉ tiêu nhân sự cho phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Chỉ tiêu lên kế hoạch sử dụng nhân sự đƣợc triển khai vào các thời điểm hợp lý đạt 3.87 điểm ở mức khá cao bởi lẽ chỉ tiêu này rất gần của chi tiêu công tác tăng, giảm nhân sự tại các phòng ban của Sở là thỏa đáng. Tùy từng thời điểm, phụ thuộc vào tình hình xã hội mà Sở sẽ bố trí, sử dụng nhân sự vào từng công việc một cách hợp lý nhất để hiệu quả công việc đƣợc hoàn thành ở mức cao nhất.

+ Chỉ tiêu công tác hoạch định nhân sự ngắn hạn có hiệu quả đạt 3.63 điểm ở mức cao bởi lẽ công tác này là rất cần thiết đối với một tổ chức nhà nƣớc và càng cần thiết với ngành tƣ pháp nói chung và Sở tƣ pháp Thái Nguyên nói riêng. Công việc của Sở tƣ pháp Thái Nguyên chủ yếu phục vụ là nhân dân nên công tác hoạch định nhân sự cần phải có hiệu quả để đảm bảo giao đúng ngƣời, đúng việc, đúng thời điểm nhằm phục vụ nhân dân đạt hiệu quả cao nhất làm tăng lòng tin của nhân dân vào nhà nƣớc.

+ Chỉ tiêu công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đƣợc thực hiện tốt đạt 3.56 điểm ở mức trung bình khá chỉ tiêu này chỉ đạt mức trung bình khá do đặc thù của ngành tƣ pháp là công việc phát sinh liên tục nên ban lãnh đạo không thể dự báo đƣợc khối lƣợng công việc trong dài hạn mà chỉ dự báo đƣợc trong thời gian ngắn mà dự báo nguồn nhân lực phải dựa trên cơ sở khối lƣợng công việc cần giải quyết. Chính vì lý do này khiến công tác này đƣợc thực hiện không tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại sở tư pháp tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 77)