Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại sở tư pháp tỉnh thái nguyên (Trang 51)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về Sở tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Thái Nguyên

P.Giám đôc Sở P. Ph ổ bi ến giáo d ục p háp lu ật P . Hành ch ính tƣ pháp P. B ổ tr ợ tƣ pháp TT. D ịch v ụ bán đ ấu gi á tài s ản Thanh tra S ở Văn phòng S ở P.Giám đôc Sở P. Công c h ứng s ố 1 P. Ki ểm s oát TTH C P. Ki ểm tra văn b ản Q PPL P. XD v à t h ẩm đ ịn h vă n b ản TT. Tr ợ gi úp pháp lý P. Công c h ứng s ố 2 C hi nhánh số 1 Chi nhánh số 1 Giám đôc Sở

Nguồn Văn phòng Sở

*Văn phòng Sở:

Chức năng: Văn phòng Sở là cơ quan giúp việc của Giám đốc Sở, có chức năng tham mƣu tổng hợp, giúp Giám đốc Sở tổng hợp, điều phối hoạt động, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Sở, các Phòng Tƣ pháp, các tổ chức pháp chế, bổ trợ tƣ pháp ở địa phƣơng trong việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Sở và ngành; là đầu mối quan hệ với các Sở, ngành ở địa phƣơng, các đơn vị thuộc Sở theo chỉ đạo của Giám đốc Sở; thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ, quản trị, tài vụ đối với các hoạt động của cơ quan Sở.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch công tác;

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở Tƣ pháp;

- Giúp Hội đồng Thi đua - khen thƣởng của Sở ban hành văn bản hƣớng dẫn thi đua;

- Tổ chức tiếp nhận xử lý các công văn đến - Tiếp khách đến quan hệ công tác;

- Nghiên cứu, tham mƣu thực hiện các chủ trƣơng, chính sách theo chỉ đạo đối với ngành;

- Đảm bảo duy trì và cũng cố sự phối hợp các mối quan hệ công tác theo quy chế làm việc;

- Theo dõi việc thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng của Sở; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Chức năng: Giúp Giám đốc Sở Tƣ pháp quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra Tƣ pháp, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tƣ pháp trong phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

- Giúp Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Hƣớng dẫn thủ trƣởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở giao.

* Phòng Tổ chức và Bổ trợ tư pháp:

Chức năng: Giúp Giám đốc Sở Tƣ pháp quản lý nhà nƣớc về công tác tổ chức, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức; quản lý về mặt tổ chức và hoạt động công tác bổ trợ tƣ pháp. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động thuộc quyền quản lý của Sở;

- Quản lý về mặt tổ chức cán bộ pháp chế ngành;

- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức; và công tác tƣ pháp ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật;

- Quản lý nhà nƣớc về tổ chức, hoạt động của các Phòng Công chứng; Văn phòng Công chứng; Bán đấu giá tài sản; Trợ giúp pháp lý; Giám định tƣ pháp; Tƣ vấn pháp luật; Trọng tài thƣơng mại theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng Công chứng;

- Hƣớng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật;

- Quản lý nhà nƣớc về bồi thƣờng thiệt hại nhà nƣớc do cán bộ, công chức gây ra;

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định cho phép thành lập, tổ chức lại, giải thể Đoàn Luật sƣ; thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sƣ ở địa phƣơng sau khi đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng tƣ vấn cho các tƣ vấn viên pháp luật; - Quản lý nhà nƣớc về công tác luật sƣ theo quy định của pháp luật; - Kiểm tra, hoạt động của Đoàn Luật sƣ, tổ chức hành nghề Luật sƣ của Việt Nam và Trung tâm Tƣ vấn pháp luật theo thầm quyền;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

* Phòng Xây dựng và Thi hành văn bản quy phạm pháp luật:

Chức năng: Giúp Giám đốc Sở Tƣ pháp tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nƣớc trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thi hành văn bản văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện mốt số nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc Giám đốc Sở giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

- Tham mƣu xây dựng chƣơng trình xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo dõi việc thực hiện chƣơng trình đó sau khi đƣợc phê duyệt;

- Chủ trì soạn thảo các văn bản về quản lý công tác tƣ pháp ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật;

- Tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân chủ trì soạn thảo theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Thẩm định và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc Sở về nội dung thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;

- Hƣớng dẫn nghiệp vụ xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ pháp chế ngành;

- Giúp Gíám đốc Sở tổ chức lấy ý kiến về các dự án Luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tƣ pháp;

- Thực hiện công tác cải cách thể chế hành chính của Ngành. Về thi hành văn bản quy phạm pháp luật:

- Giúp Giám đốc Sở theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phƣơng;

- Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phƣơng và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tƣ pháp;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Chức năng: Giúp Giám đốc Sở Tƣ pháp tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nƣớc trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; hƣớng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;

- Đề xuất các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp xử lý;

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra đối với công tác pháp chế ngành, tổ chức; - Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

* Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính:

Chức năng: Giúp Giám đốc Sở Tƣ pháp tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nƣớc trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

- Kiểm soát quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Chƣơng II của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;

- Tiếp nhận, nghiên cứu và phân loại các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ;

- Kiểm soát chất lƣợng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã đƣợc công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

- Tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;

- Kiểm tra, tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính và việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo định kỳ hoặc đột xuất để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP;

- Thiết lập hệ thống đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo chế độ kiêm nhiệm tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và đơn vị liên quan ở địa phƣơng;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở địa phƣơng để thông tin, tuyên truyền về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về các quy định hành chính;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

* Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật:

Chức năng: Giúp Giám đốc Sở Tƣ pháp tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nƣớc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

- Xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm ở địa phƣơng; tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi đƣợc phê duyệt;

- Làm Thƣờng trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh;

- Biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phƣơng;

- Xây dựng đội ngũ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phƣơng;

- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phƣờng, thị trấn và ở các cơ quan, đơn vị khác của địa phƣơng theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hƣớng dẫn việc xây dựng quy ƣớc của khu phố, cụm dân cƣ và xã, phƣờng, thị trấn phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế ở địa phƣơng;

- Hƣớng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ pháp chế ngành;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

* Phòng Hành chính tư pháp:

Chức năng: Giúp Giám đốc tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hành chính tƣ pháp và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Hƣớng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi địa phƣơng;

- Quản lý nhà nƣớc về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch;

- Quản lý nhà nƣớc về công tác lý lịch tƣ pháp (nhiệm vụ mới); - Thực hiện công tác đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền;

- Giải quyết các công việc về quốc tịch, con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài, cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Cấp phiếu lý lịch tƣ pháp;

- Quản lý nhà nƣớc về đăng ký giao dịch bảo đảm; trách nhiệm bồi thƣờng của nhà nƣớc;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

* Các Phòng Công chứng số 1, số 2:

Chức năng: Thực hiện công tác công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Tổ chức thực hiện các hoạt động công chứng hợp đồng, giao dịch theo qui định của pháp luật;

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo qui định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP;

- Đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nƣớc; đƣợc mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nƣớc để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động công chứng;

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động công chứng cũng nhƣ việc quản lý thông tin, lƣu trữ, đề xuất phƣơng pháp cải cách thủ tục hành chính phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nƣớc về công tác công chứng;

- Kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch.

Chức năng: Trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trung tâm thực hiện việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý dài hạn và hàng năm ở địa phƣơng trình Giám đốc Sở Tƣ pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch đó.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý - Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý; thực hiện chế độ bồi dƣỡng đối với cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý; phối hợp với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác để xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh.

- Chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại sở tư pháp tỉnh thái nguyên (Trang 51)