Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ BIDV Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn​ (Trang 75 - 77)

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014

1 Dư nợ (DN) tín dụng bán lẻ (TDBL)

Tỷ

đồng 655 940 1.020

3 Tỷ lệ DN TDBL/tổng DN TD % 43 45,4 43,8 4 Tỷ lệ nợ xấu/tổng DN TDBL % 0,3 0,25 0,2 5 Tỷ lệ DN có TSĐB/Tổng DN TDBL % 99,5 99,6 99,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Từ Sơn giai đoạn 2012-2014)

Về tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ:

Từ tháng 10/2009 BIDV Từ Sơn thành lập phòng QHKH cá nhân, định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng bán lẻ tăng lên nhiều, và năm 2010 là năm đầu tiền BIDV thực hiện triển khai theo nghị quyết 1235/NQ-HĐQT về việc định hướng ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010-2012. Việc phát triển DVNHBL vẫn là hướng đi mới trong chính sách của BIDV Từ Sơn nên về việc này ở giai đoạn đầu Ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm. Những giai đoạn trước 2009, BIDV Từ Sơn chỉ phát triển tín dụng bán lẻ ở mức độ vừa phải, từ khi thành lập phòng QHKH cá nhân cộng với những chủ trương chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV, công tác phát triển dịch vụ NHBL mới thật sự được chú trọng. Đến năm 2013 dư nợ tín dụng bán lẻ tăng 43,5%, năm 2014 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lên vấn đề tăng trưởng tín dụng bán lẻ gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề bị đình trệ, làm ăn thua lỗ. Trong giai đoạn nay ngân hàng rơi vào tình trạng căng thăng vì bắt đầu xuất hiện nợ xấu. Nên ở giai đoạn sau BIDV Từ Sơn áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng. Năm 2012, tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ là 43%. Đến năm 2013, trước những khó khăn của nền kinh tế đã được dự báo từ trước, trong sự chỉ đạo của mình, Chi nhánh đã bám sát sự chỉ đạo của BIDV, đồng thời đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể để thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra cũng như các chỉ tiêu được giao. Cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự điều hành quyết liệt của Ban lãnh đạo, hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV

Từ Sơn đã có bước đột phá, dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ đạt 940 tỷ đồng tăng 285 tỷ đồng so với năm 2012 chiếm 45% trên tổng dư nợ. Năm 2014 dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ đạt 1.020 tỷ đồng chiếm 43,8%/tổng dư nợ.

Về chất lượng tín dụng bán lẻ:

Tỷ lệ nợ xấu trong dịch vụ bán lẻ năm 2012 ở mức thấp (0,3%), và có sự giảm dần qua các năm 2013 là 0,25%, năm 2014 chỉ còn 0,2% mức được coi là an toàn. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm là do chất lượng tín dụng được quan tâm ngay từ khâu thẩm định, định giá tài sản bảo đảm...

Tỷ lệ khoản vay có tài sản đảm bảo vẫn chiếm tỷ trọng lớn, là hình thức đảm bảo an toàn hơn cho khoản cho vay truyền thống. Hạn chế được phần rủi ro khi có nợ xấu mà ngân hàng gặp phải. Tuy nhiên, có tài sản đảm bảo không có nghĩa là ngân hàng sẽ không lo mất khoản tiền cho vay dù khoản nợ đó có rơi vào nợ xấu. Bởi thủ tục để mà ngân hàng có thể phát mại tài sản cố định thế chấp cho khoản vay thì rất là phức tạp và mất thời gian, chi phí. Khi mà có thể phát mại rồi thì liệu có thể bán tài sản đó được không và giá bán tài sản đảm bảo liệu có được tương đương với giá đã thẩm định hay không. Vì BIDV Từ Sơn tập trung cho vay các hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất sắt thép, kinh doanh vải, tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản trong làng nghề. Phần bất động sản trong làng nghề rất khó phát mại. Tuy nhiên, hiện tại cho vay có tài sản đảm bảo vẫn là phương pháp được áp dụng 100% tại BIDV Từ Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn​ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)