Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn​ (Trang 119 - 121)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm thiết yếu trong giai đoạn hiện nay, điều đó đóng vai trò to lớn mang lại sự thành công cho ngân hàng đó là việc quản lý chất lượng nguồn nhân lực, một đội ngũ cán bộ năng động cộng với sự chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo ngân hàng đó là yếu tố quyết định trong cuộc cạnh tranh với các ngân hàng trong toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ trẻ nhưng giàu nhiệt huyết, đội ngũ cán bộ có thâm niên thật sự giàu kinh nghiệm là lực lượng hậu thuẫn vững chắc cho việc thực hiện các chính sách do ban lãnh đạo đề ra. Chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ cần nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để tiếp cận được công nghệ thông tin áp dụng vào các sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực ngày hôm nay chính là mang lại thành quả cho tương lai.

để giảm bớt áp lực chi phí đầu tư cho việc đào tạo lại. Cân đối nhân lực trong các phòng ban để tuyển dụng đảm bảo hoàn thành được công tác, không lãng phí lao động và quỹ tiền lương đơn vị. Công tác tuyển dụng nên tổ chức công khai, không nên ưu tiên cho các đối tượng con em trong ngành. Việc tuyển dụng phải có tiêu chuẩn, mô tả công việc rõ ràng. Đối với giao dịch viên trực tiếp phục vụ khách hàng thì không thể thiếu: trình độ học vấn, hình thức, giọng nói, khả năng giao tiếp, ngoại ngữ... Đối với cán bộ tín dụng không thể thiếu trình độ học vấn, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, tư vấn...

Thị trường luôn thay đổi, sản phẩm ngân hàng mới ra đời, trình độ chuyên môn chuyên môn nhất là nghiệp vụ hiện đại cũng phải nâng cao, chính vì vậy nhu cầu đạo tạo không chỉ cho các cán bộ mới mà cả cán bộ cũ, cán bộ quản lý cũng cần phải thường xuyên đào tạo. Tuy nhiên, công tác đào tạo bồi dưỡng thêm cho cán bộ ngân hàng cũng nên chú trọng đúng người, đúng việc, tránh lãng phí chi phí đào tạo. Không nên tập trung nhiều quá công tác đào tạo vào lực lượng cán bộ theo quy hoạch của ngân hàng. Phải xác định: kỹ năng, kiến thức nào cần phải đào tạo? Đối với mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhất là cán bộ trực tiếp giao dịch thì cần kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, xử lý tình huống...kiến thức chung về tài chính ngân hàng, về dịch vụ ngân hàng bán lẻ...ngoài đào tạo kiến thức thì cán bộ nhân viên phải được đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, tránh xảy ra những tiêu cực xấu, gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra chi nhánh cần khuyến khích các cán bộ nhân viên tự tham gia các khóa đào tạo bên ngoài (lớp cao học, ngoại ngữ, tin học...) tùy vào nội dung đào tạo mà có thể hỗ trợ nhân viên về học phí và yêu cầu cam kết của nhân viên sau khi hoàn thành khóa học.

Xây dựng thang điểm khoa học để đánh giá năng lực của cán bộ làm công tác ngân hàng, thang điểm này là căn cứ để đánh giá chất lượng hoàn

đề bạt cán bộ vào những chức vụ quan trọng nên căn cứ vào thang điểm đánh giá hoàn thành công việc hàng năm và thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm minh bạch. Ngoài việc đào tạo, việc bố trí, sắp xếp, luân chuyển công việc theo đúng nguyện vọng sở trường của từng cán bộ nhân viên là việc làm quan trọng, tạo hứng thú và động lực cho nhân viên làm việc, tăng cường cơ chế giám sát và kiểm tra thông qua vai trò của ban giám đốc, kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện ra những sai phạm và chấn chỉnh kịp thời trong đơn vị, chi nhánh cần có cơ chế khen thưởng, động viên, khích lệ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần tăng hiệu quả công việc tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn​ (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)