Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn​ (Trang 50 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin

* Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các số liệu sẵn có của BIDV Từ Sơn dựa vào báo cáo tổng kết hàng năm để chỉ ra những ưu, nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân(ví dụ: Về công tác tín dụng, công tác huy động vốn, dịch vụ, quản trị tín dụng, kho quỹ…)

* Phương pháp so sánh: Tính toán và so sánh các sản phẩm NHBL giữa các năm, so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch.

- So sánh dư nợ tín dụng qua các năm, so sánh dư nợ tín dụng với các ngân hàng khác trên địa bàn.

- So sánh thu nhập của ngân hàng và cơ cấu thu nhập từ các dịch vụ bán lẻ.

- So sánh kết quả, hiệu quả của các dịch vụ bán lẻ với các dịch vụ khác của ngân hàng.

* Phương pháp đánh giá cho điểm: Cho điểm các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng từ đó xếp hạng các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Với thang điểm 10 ngân hàng sẽ cho điểm những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng(tín dụng bán lẻ cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay mua ô tô tiêu dùng, cho vay nhu cầu nhà ở, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ chuyển

tiền trong nước…).

* Phương pháp cày vấn đề: Phân tích những khó khăn và nguyên nhân khó khăn trong phát triển dịch vụ NHBL.

* Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Mặt lượng của các hiện tượng kinh tế- xã hội thường xuyên biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến động này, người ta sử dụng dãy số thời gian. Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 3 năm (2012-2014). Các chỉ tiêu phân tích biến động của dư nợ tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cư, lợi nhuận ròng từ hoạt động bán lẻ…qua các năm để đưa ra các đặc điểm về sự biến động, xu hướng và nhịp điệu của sự phát triển. Từ đó giúp ta đưa ra các dự đoán của các hiện tượng này trong tương lai. Một số chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian bao gồm::

* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:   i yi y1 ; i 2,3,...

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển

Tốc độ phát triển phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Tuỳ vào vào mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i i y t i n y  

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển trung bình (t)

Tốc độ phát triển trung bình là trị số của tốc độ phát triển liên hoàn trong cả kỳ nghiên cứu. Xuất phát từ mối liên hệ thứ nhất giữa các tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc, ta có tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức bình quân nhân như sau:

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n tt t t t hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y    

Trong đó: t2, t3, t4, ... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu * Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh

cho những đối tượng thiếu (hoặc chưa đủ) số liệu thống kê, phát triển có độ bất ổn lớn hoặc đối tượng của dự báo phức tạp không có số liệu nền. Kết quả của phương pháp dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp (trong trường hợp có thể) với các phương pháp định lượng khác.

Trên cơ sở những khó khăn về mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ….ngân hàng sẽ tìm và tháo gỡ những khó khăn đó để đáp ứng chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn​ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)