5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Kiến nghị với Chính phủ
Sự quan tâm của Chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với mọi ngành, mọi cấp vì Chính phủ có thể tạo ra sự hỗ trợ, các văn bản pháp luật, chính sách kinh tế xã hội...
4.3.3.1. Chính phủ cần nhanh chóng tạo một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng
Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng có nhiều mối quan hệ đa dạng phức tạp liên quan trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ, uy tín của nhiều bên tham gia. Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật như luật dân sự, luật hợp đồng kinh tế, luật chữ ký điện tử, luật các tổ chức tín dụng, pháp lệnh ngoại hối... Vì vậy việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng là rất cần thiết
Dịch vụ thanh toán còn gặp nhiều khó khăn do đang bị điều chỉnh ở rất nhiều luật, chưa có sự thống nhất với nhau. Chẳng hạn như Luật giao dịch điện tử cho phép lưu giữ các dữ liệu điện tử làm bằng chứng trong quá trình giao dịch kinh tế nhưng luật thanh toán lại bắt buộc những hồ sơ lưu giữ phải bằng giấy. Vì vậy, cần phải xây dựng hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp lý về thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử.
Dịch vụ thẻ là một trong những dịch vụ bùng nổ trong DVNHBL. Hiện nay, cần phải có các quy định pháp luật làm cơ sở xử lý khi xảy ra các tranh chấp, rủi ro. Chính phủ cần ban hành quy định tội danh và khung hình phạt cho tội danh gian lận, làm và tiêu thụ thẻ giả, cấu kết giả mạo giao dịch thẻ
cũng như quy định liên quan đến giao dịch thẻ có yếu tố nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế.
4.3.3.2 Có những chính sách cải thiện môi trường kinh tế
Thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân có thể thay đổi theo thu nhập và điều kiện kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội được cải thiện, dân trí nâng cao sẽ khiến cho người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Duy trì ổn định kinh tế chính trị, duy trì chỉ số lạm phát hợp lý, khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển dịch vụ, công nghiệp tăng thu nhập cho người lao động, công chức là những vấn đề mà qua đó Chính phủ khuyến khích sự phát triển của ngân hàng bán lẻ. Ngoài ra, Chính phủ cần có những chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển hệ thống bán hàng tự động... tạo cho người dân thói quen thanh toán qua máy móc.
4.3.3.3 Tạo môi trường kỹ thuật - công nghệ thuận lợi
Mặt bằng công nghệ của Việt Nam thấp hơn so với các nước trên thế giới, vì vậy, Chính phủ cần chú trọng đến việc phát triển kỹ thuật - công nghệ. Tăng cường chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên cơ sở tiếp thu và làm chủ công nghệ đó, có chiến lược đào tạo những chuyên gia kỹ thuật giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sự phát triển của Bưu chính viễn thông là tiền đề, cơ sở để NHTM hiện đại hóa công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng mới. Phí thuê bao, sử dụng internet và cước điện thoại còn đắt sẽ không khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng.
Tóm tắt: Từ những đánh giá ở chương 4, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển DVNHBL trong thời gian tới, phù hợp với những định hướng của Ngân hàng, như nâng cao chất lượng dịch vụ, tài chính, công nghệ, đặc biệt là nâng cao chất lượng trình độ của cán bộ nhân viên từ việc tiếp xúc với khách hàng đến nghiệp vụ chuyên môn. Qua đó, tác giả có kiến nghị với
KẾT LUẬN
Ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) cho một lượng dân cư rộng lớn đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai. Mặc dù thị trường bán lẻ là một thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trên địa bàn Từ Sơn, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng trọn gói đối với cá nhân, hộ gia đình là xu hướng tất yếu của các NHTM Việt Nam. Chính vì thế, mục tiêu của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh Từ Sơn nói riêng là làm thế nào để có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tốt nhất.
Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài ”Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Từ Sơn”. Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DVNHBL tại chi nhánh, cụ thể:
Thứ nhất: Về lý luận, luận văn đã hệ thống hoá có chọn lọc và tập trung luận giải về phát triển DVNHBL trên cơ sở xây dựng khái niệm DVNHBL, hướng đến nội dung phát triển DVNHBL.
Thứ hai: Về thực tiễn, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển DVNHBL của BIDV Từ Sơn trong giai đoạn 2012 đến năm 2014. Từ đó, luận văn đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp DVNHBL của BIDV Từ Sơn trên địa bàn, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế đang tồn tại và nguyên nhân gây ra các hạn chế.
Thứ ba: Luận văn đã trình bày định hướng hoạt động của BIDV Từ Sơn, kế hoạch năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó tập trung phát triển DVNHBL hướng tới các khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Đồng
BIDV Từ Sơn.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do điều kiện, khả năng còn hạn chế và tính chất phức tạp, luôn đổi mới, cập nhật thông tin của lĩnh vực nghiên cứu này nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả luận văn rất mong nhận được sự đồng cảm và góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và các bạn đồng nghiệp để luận văn tiếp tục hoàn thiện tốt hơn, đạt kết quả hữu ích trong thực tiễn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 112/2006/QD - TTg ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020.
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2008), Nghị định 97/2008/ND ngày 10/12/2003 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử internet.
4. Frederic S.Miskin (2001), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn (2011,2012,2013,2014), Báo cáo tổng kết năm.
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn,
Báo cáo thường niên các năm 2012, 2013, 2014.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn (2010), Chiến lược phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Từ Sơn năm 2011 và định hướng phát triển năm 2015.
8. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (21/12/2009), Nghị quyết số 1235/NQ-HĐQT về tổng kết, đánh giá hoạt động ngân hàng bán lẻ BIDV giai đoạn 2006-2009 và định hướng phát triển giai đoạn 2010-2012, tầm nhìn tới 2015.
9. Quốc hội (2005), số 49/2005/QH11 Luật các công cụ chuyển nhượng.
10. Ths.Đinh Đức Thịnh - Ths.Nguyễn Hồng Yến (2011), Kế toán ngân hàng, Hà Nội.
động của BIDV năm 2013”.
12. Tạp chí “Đầu tư phát triển” (Số 194/2013), tr. 34-35. “Hướng tới mục tiêu 7 triệu khách hàng”.
13. Tạp chí “Đầu tư phát triển” (Số 204/2013), tr. 52 “Thẻ BIDV-Manchester united ấn tượng bởi khác biệt”.
15. Tạp chí “Đầu tư và phát triển”, (208), tr.27 “Hè bùng nổ cùng thẻ BIDV”. 14. Tạp chí “Tạp chí ngân hàng” (10), tr.26-30, “Chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân và những thách thức của ngân hàng thương mại trong quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng”, ThS. Lê Nam Long (2014).