ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN GDMNNCL TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 58 - 63)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN GDMNNCL TRÊN ĐỊA BÀN

BÀN THÀNH PHỐ KONTUM THỜI GIAN QUA

2.3.1. Thành công

Quy mô phát triển GDMNNCL trên địa bàn thành phố Kontum trong thời gian qua phát triển khá nhanh. Số lượng trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn ngày càng phát triển, chiếm tỷ trọng lớn dần trong ngành GDMN của thành phố, bổ sung cho hệ thống trường công lập trong việc đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em vì thế đã giúp nhà nước giảm được áp lực quá tải về ngân sách chi cho GDMN.

Chuyển dịch cơ cấu GDMNNCL trên địa bàn trong thời gian qua khá tốt:  Sự phát triển về loại hình GDMNNCL trên địa bàn thành phố Kontum có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với khu vực công lập, các dịch vụ ngày càng đa dạng về chủng loại thể hiện đều khắp ở các loại hình.

phát triển, dần dần đảm trách phần lớn nhu cầu về GDMN của dân cư ở đó, nhờ vậy mà nhà nước có điều kiện tập trung phát triển GDMN cho các khu vực kinh tế còn khó khăn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở những khu vực này, người dân cần sự hỗ trợ, ưu đãi về chi phí học hành cho trẻ em, nên chỉ có nhà nước mới có khả năng mở rộng mạng lưới tới đây.

Các dịch vụ ngày càng đa dạng về chủng loại thể hiện đều khắp ở các loại hình, đội ngũ từng bước được nâng lên về số lượng và chất lượng. Các cơ sở bắt đầu có ý thức trong việc đầu tư CSVC, trang thiết bị giảng dạy đặc biệt là các trường lớn. Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từng bước được nâng cao: Số trẻ ăn bán trú, số trẻ học 2 buổi/ngày tại các trường ngày càng tăng.

Trong những năm qua, ngành giáo dục của Kontum đã góp phần đắc lực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cùng với sự phát triển của tỉnh, GDMN nói chung và GDMNNCL nói riêng đã có bước phát triển mạnh đáp ứng cơ bản nhu cầu nuôi dưỡng của người dân.

GDMNNCL phát triển đội ngũ nhân viên, giáo viên và cán bộ quản lý nên tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân Kontum. Giúp trẻ em trên địa bàn thành phố có cơ hội được học tập trong môi trường hiện đại, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hệ thống phát triển các cơ sở GDMNNCL còn gặp phải một số khó khăn sau:

Sự phát triển mạng lưới GDMNNCL vẫn còn chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu xã hội hóa GDMN mà chính quyền thành phố đặt ra. Việc huy động trẻ ở vùng sâu vùng xa trong độ tuổi mầm non đi học đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

phương đặc biệt giáo dục MNNCL chưa phát triển mạng ở các vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Chất lượng dịch vụ ở các cơ sở GDMNNCL không đồng đều. Chất lượng chăm sóc giáo dục ở một số nhóm, lớp độc lập chưa cao, vẫn còn tình trạng cắt xén chương trình hoạt động tổ chức trong ngày của trẻ. Điều này sẽ tạo ra khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội.

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học đối với một số điểm tư thục chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định như: Diện tích sử dụng không đảm bảo cho trẻ sinh hoạt, phòng học thiếu ánh sáng, phòng vệ sinh chưa đáp ứng phù hợp với số lượng trẻ, thiếu trang thiết bị dạy học trong và bên ngoài lớp, các phòng chức năng phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động của trẻ còn hạn chế. Cơ sở vật chất và trường lớp MNNCL ở vùng sâu, vùng xa còn ít, ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động trẻ đến trường. Vẫn còn phòng học tạm, phòng học nhờ mượn và lớp học ghép các độ tuổi khác nhau tại các thôn, buôn.

Giáo viên, nhân viên không yên tâm, thiếu gắn bó với cơ sở GDMNNCL lâu dài và không có động lực thúc đẩy học tập, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ.

Các chế độ chính sách đối với người lao động tại các cơ sở chưa được các chủ trương quan tâm, đặc biệt chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ, thai sản. Một số trường hợp chủ trường chỉ hợp đồng làm việc tạm thời từ 2-3 tháng với người trông trẻ, nếu số trẻ giảm sẽ cho nghỉ việc.

Một số cơ sở (nhóm, lớp lẻ) hoạt động chưa có giấy phép (Số nhóm trẻ độc lập tư thục chưa cấp phép 122): Người giữ trẻ lớn tuổi, không có bằng cấp nghiệp vụ, cơ sở không có nhân viên phục vụ chỉ tổ chức cho trẻ ăn ngủ, trông trẻ an toàn là chính, bỏ qua các hoạt động giáo dục theo chương trình hiện hành.

do chưa đủ điều kiện nhưng không chủ động trong việc hoàn tất hồ sơ cấp phép và vẫn hoạt động.

2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế

 Điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển mạng lưới giáo dục MNNCL.

 Sự đồng thuận của xã hội không cao nên việc huy động nguồn vốn của cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non còn thấp.

 Nguồn vốn đầu tư của các trường MNNCL còn khan hiếm, do đó cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chưa thể đáp ứng theo tiêu chuẩn của Điều lệ trường MN đã quy định.

 Bản thân các cơ sở làm tay ngang không qua đào tạo.

 Quỹ đất dành cho giáo dục MNNCL trong quy hoạch phát triển giáo dục của UBND tỉnh còn gặp nhiều bất cập, chủ yếu trường được xây dựng từ diện tích đất ở của gia đình hoặc của chủ đầu tư.

 Chính sách vĩ mô thiếu sự ổn định cần thiết, UNBD tỉnh cũng chưa quyết liệt trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Chính sách khuyến khích không đảm bảo gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư.

 Văn bản hướng dẫn thực hiện chưa cụ thể, thủ tục hành chính còn rườm rà. Khi được hỏi: “Theo Ông (Bà), các thủ tục hành chính về giáo dục

hiện nay như thế nào? Có trên 58% tổng số đối tượng được khảo sát cho rằng

không thuận lợi. Còn khi bày tỏ quan điểm về văn bản hướng dẫn của nhà nước: “ Theo Ông (Bà), hiện nay văn bản hướng dân của Nhà nước về công

tác thành lập và quản lý trường mầm non ngoài công lập như thế nào?” Chỉ

có 2% đối tượng đánh giá là tương đối cụ thể, còn lại 54% đánh giá ở mức trung lập, đến 44% cho rằng không cụ thể, khiến các nhà quản lý cơ sở GDMNNCL còn lung túng về cách làm.

 Mức lương chi trả giáo viên, nhân viên, bảo mẫu thấp, các chế độ chính sách đối với người lao động tại các cơ sở GDMNNCL chưa được các nhà quản lý quan tâm, đặc biệt chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ, bảo hiểm, thai sản…Chính ví vậy khi được khảo sát: “ Theo Ông (Bà), hiện nay công tác của giáo viên tại các cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn Thành phố

Kontum như thế nào?” Số câu trả lời cho rằng công tác của giáo viên tại các

cơ sở mầm non ngoài công lập là không ổn định chiếm đến gần 70% tổng số đối tượng được khảo sát.

- Tâm lý e ngại của người dân khi cho trẻ học tại trường MNNCL.Mặc dù theo những kết quả khảo sát trước, phần lớn đối tượng được khảo sát đều đánh giá cao hệ thống GDMNNCL nhưng vẫn rất nhiều người e ngại. Khi được khảo sát: “Theo Ông (Bà) những yếu tố nào Ông (Bà) quan tâm khi cho

con vào học trường mầm non?” Và câu trả lời là mặc dù yếu tố nào cũng

được quan tâm nhưng yếu tố mà phần lớn phụ huynh quan tâm nhất vẫn là học phí.Như vậy mặc dù đánh giá cao sự phát triển của hệ thống GDMNNCL nhưng chi phí cho việc học vẫn chi phối quyết định của các bố mẹ. Vì GDMNNCL là do tư nhân cung cấp, nên việc học phải tốn kém hơn so với việc học tại một trường công lập. Chính vì vậy nên họ khó e ngại khi cho con vào học trường MNNCL.

 Nguồn vốn ưu đãi, chính sách khuyến khích không đảm bảo gây khó khăn cho các tổ chức, các nhân đầu tư vào GDMNNCL ( Quỹ đất khu vực nội thành còn ít hoặc cơ chế giao, thuê đất còn nhiều bất cập, chưa thu hút)

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KONTUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)