Chuyển dịch cơ cấu GDMNNCL theo hướng hợp lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 26 - 28)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu GDMNNCL theo hướng hợp lý

a.Nội dung và cách thức phát triển

Ngoài việc gia tăng số lượng các cơ sở GDMNNCL, việc phát triển còn được thể hiện qua việc dịch chuyển về cơ cấu cung ứng dịch vụ GDMNNCL theo hướng gia tăng chủng loại các loại hình giáo dục, đa dạng hóa các dịch vụ và phân bố hợp lý hơn theo khu vực địa lý của GDMNNCL. Cụ thể:

+ Cơ cấu theo loại hình GDMNNCL: Hiện nay, các loại hình GDMN

gồm có:

Nhà trẻ:

Tùy vào độ tuổi, trẻ được phân vào nhóm lớp tương ứng với chủng loại dịch vụ đặc thù phù hợp với yêu cầu chăm sóc và giáo dục của tâm lý lứa tuổi như sau:

Nhóm 3 tháng – 6 tháng tuổi: Chăm sóc và nuôi dưỡng đòi hỏi sự cẩn trọng và sự phối hợp của các bà mẹ.

Nhóm 6 tháng – 12 tháng tuổi: Chủ yếu là dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng

Nhóm 12 tháng – 18 tháng tuổi: bao gồm các dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

Nhóm 18 tháng – 24 tháng tuổi: bao gồm các dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

Nhóm 24 tháng – 36 tháng tuổi: bao gồm các dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.

Mẫu giáo

Tùy vào đối tượng sử dụng mà phát triển những chủng loại dịch GDMNNCL riêng phù hợp với từng lớp học, nhưng phải bao gồm cả chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ. Loại hình này gốm 3 cấp:

- 3 tuổi – 4 tuổi: Mầm - 4 tuổi – 5 tuổi: Chồi - 5 tuổi – 6 tuổi: Lá

+ Cơ cấu theo loại dịch vụ GDMNNCL

Ngoài 3 chủng loại dịch vụ cơ bản như trên đã đề cập (chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục), GDMNNCL cũng có lợi thế từ sự linh hoạt trong cơ chế và năng lực quản lý, vì vậy có thể đáp ứng được nhiều phân khúc hẹp, nhiều nhu cầu, đặc biệt về các chủng loại dịch vụ hỗ trợ việc học cho trẻ, gồm: Nhận giữ trẻ thêm ngoài giờ, đưa đón trẻ, khám sức khỏe định kỳ, theo dõi biểu đồ phát triển, phát triển các kỹ năng ngoại ngữ, năng khiếu… Đa dạng hóa các chủng loại dịch vụ hỗ trợ việc học cho trẻ, tạo sự yên tâm cho các bậc phụ huynh là một nội dung quan trọng của việc phát triển GDMNNCL.

+ Cơ cấu theo khu vực địa lý

ứng tốt hơn nhu cầu cấp bách của người dân ở các khu vực khác nhau. Tuy nhiên quá trình mở rộng mạng lưới GDMNNCL như thế nào phụ thuộc vào dân số và trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí của mỗi địa phương hay khu vực. Thông thường mạng lưới GDMNNCL được quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Phân bố dân số theo lãnh thổ của mỗi địa phương phụ thuộc vào quá trình phân bố sản xuất của nền kinh tế. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống được cải thiện cũng khiến nhu cầu về dịch vụ này tăng cao. Hơn nữa, sự phát triển của xã hội nói chung và sự tham gia ngày càng nhiều của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế – xã hội, cho nên ngày càng cần nhiều dịch vụ hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

b. Nhóm tiêu chí phản ánh sự phát triển về cơ cấu GDMNNCL

Số lượng loại hình GDMNNCL, tỷ lệ so với tổng số loại hình giáo dục mầm non hiện có trên địa bàn.

Bình quân số lượng chủng loại dịch vụ của các trường mầm non ngoài công lập, tốc độ tăng thêm qua các năm.

Số lượng trường mầm non ngoài công lập tăng thêm theo từng khu vực trong địa phương qua các năm.

Tỷ lệ trẻ em theo học tại các cơ sở GDMNNCL trên các địa bàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)