CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN GDMNNCL

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 33 - 36)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN GDMNNCL

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình sẽ là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển giáo dục nói chung và GDMNNCL nói riêng. Điều kiện địa lý, địa hình sẽ tạo khó khăn hay thuận lợi cho việc phân bố cơ sở giáo dục. Từ đó ảnh hưởng tới chi phí mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, chi phí học hành của trẻ.

GDMNNCL thường phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi và lợi ích nhiều, những nơi vùng sâu vùng xa khó có thể thu hút phát triển mở rộng cơ sở GDMNNCL.

1.3.2. Điều kiện kinh tế

Sự phát triển kinh tế xã hội tác động cả hai phía đối với sự phát triển của GDMNNCL.

Về đầu ra, sự phát triển kinh tế xã hội này sẽ làm tăng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao, hay nói cách khác nền kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi phải có người được giáo dục chu đáo ngay từ khi còn nhỏ. Mặt khác, kinh tế phát triển, thu nhập được nâng cao kéo theo nhu cầu học tập cũng cao hơn. Đáng chú ý là nhu cầu về giáo dục lại là nhu cầu tăng nhanh nhất trong các nhu cầu phi vật chất.

Về phí đầu vào, khi kinh tế xã hội phát triển cao sẽ giúp cho nền kinh tế có nhiều nguồn lực hơn để phát triển giáo dục (trong đó có GDMNNCL) – Một lĩnh vực đầu tư rất tốn kém, cả về quy mô và chất lượng.

Bên cạnh đó, các điều kiện khác như hạ tầng cơ sở địa phương cũng tác động nhiều đến sự phát triển GDMNNCL, bởi đây chính là những hạ tầng giúp cho giáo dục được thuận tiện hơn đối với người học.

1.3.3. Điều kiện xã hội

Tình hình xã hội cũng tác động nhiều tới GDMNNCL. Quy mô và tốc độ tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển như Việt Nam làm tăng đáng kể nhu cầu về giáo dục. Cấu trúc dân số trẻ cũng ảnh hưởng đến nhu cầu GDMNNCL. Ngoài ra truyền thống ham học của văn hóa xã hội Việt Nam cũng thúc đẩy nhu cầu học hành của người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vấn đề thu nhập, mức sống, trình độ dân trí của dân cư mới chính là yếu tố xã hội quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển GDMNNCL.

1.3.4. Điều kiện về thể chế, chính sách

Chính sách phát triển giáo dục là tổng thể các biện pháp của Chính phủ sử dụng để tác động vào hệ thống giáo dục thông qua điều chỉnh các quy định điều kiện và quy chế hoạt động của trường học, nội dung kiến thức dạy dỗ, hỗ

trợ tài chính và thuế, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ sở hạ tầng… Chính sách phát triển giáo dục có thể chia thành 2 loại dựa theo tiêu chí "cởi trói" và " thúc đẩy" đều vì mục tiêu phát triển, nhưng có đạt được mục tiêu này hay không còn tùy thuộc vào sự đúng đắn và kịp thời của chính sách. Những chính sách mang tính " cởi trói", người ta chỉ cần lương tâm và lòng dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận cái gì vốn có của đời sống kinh tế. Hơn nữa, thực tiễn "xé rào" đã buộc những nhà hoạch định chính sách phải hoạt động "mở khóa" cho cái "lò xo" bấy lâu nay bị ép chặt và do đó cái "lò xo" sẽ tự bật lên hết cỡ để trở về trạng thái ban đầu, nên nền kinh tế không thể tạo ra khả năng phát triển mới về chất. Những chính sách "thúc đẩy" thì hoàn toàn khác hẳn với chính sách "cởi trói". Với vai trò thúc đẩy sự phát triển, đạt chất lượng mới cao hơn, nó phải được hoạch định có căn cứ khoa học và thực tiễn, đòi hỏi nhà hoạch định chính sách không chỉ có lương tâm và lòng dũng cảm mà điều quan trọng hơn là phải có trí tuệ. Trí tuệ được thể hiện bằng sự hiểu biết thấu đáo lý luận, kinh nghiệm nước ngoài và khả năng vận dụng lý luận, kinh nghiệm quốc tế vào thực tiễn Việt Nam để phân tích thực trạng, phát hiện vấn đề nảy sinh trong giáo dục, nguyên nhân của chúng và đề xuất giải pháp khả thi.

Giáo dục thường được xem là thế mạnh của khu vực công cộng. Chính phủ các nước luôn phải chịu áp lực cao của xã hội về việc đảm bảo cung ứng các dịch vụ này cho xã hội vì đó là các dịch vụ cơ bản. Vì lý do trên nên chính phủ thường có xu hướng tăng cường giám sát, kiểm soát chặc chẽ khu vực ngoài công lập với nhiều thủ tục hành chính khác nhau, nhiều khi rất hà khắc gây ra nhiều khó khăn và bất trắc cho khu vực này phát triển. Ngược lại cũng có chính phủ lại khá lõng lẻo trong việc kiểm soát hoạt động này, xem nó là một loại hình dịch vụ mang tính chất thị trường nên có thể dẫn đến tình trạng bùng nổ hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non kém chất lượng tràn

lan, gây tác hại cho xã hội

Vì vậy hệ thống chính sách của Chính phủ đối với khu vực giáo dục mầm non sẽ là nhân tố quan trọng trong việc khuyến khích hay kìm hãm giáo dục mầm non ngoài công lập phát triển.

1.3.5. Sự phát triển của hệ thống giáo dục mầm non

Ở nước ta, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra yêu cầu bức thiết đối với việc nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Trên thực tế, Chính phủ và chính quyền các địa phương cũng đã triển khai đồng thời nhiều giải pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non cũng nhận được sự quan tâm khá nhiều trong chính sách phát triển nguồn nhân lực là phát triển giáo dục và đào tạo.

Dịch vụ giáo dục mầm non thường được cung cấp bởi các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Nhưng trong điều kiện nguồn lực có giới hạn, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên chính phủ khó bảo đảm mở rộng quy mô, mạng lưới trường lớp nhằm đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non; buộc chính phủ phải theo đuổi chính sách xã hội hóa giáo dục. Đây là cơ sở để giáo dục mầm non ngoài công lập có điều kiện phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Sự phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập không cạnh tranh và loại trừ giáo dục mầm non công lập mà đây được coi như sự phát triển bổ sung cho hệ thống giáo dục và cùng với giáo dục mầm non ngoài công lập đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần hoàn thiện giáo dục mầm non công lập do họ phải hoàn thiện hơn.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)