Nâng cao mức độ đóng góp của hệ thống giáo dục

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 77 - 96)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN GDMNNCL TRÊN ĐỊA BÀN

3.2.4. Nâng cao mức độ đóng góp của hệ thống giáo dục

Xúc tiến thành lập hiệp hội các trường mầm non ngoài công lập. Mục đích của hiệp hội là đóng góp ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về chủ trương chính sách có liên quan tới giáo dục mầm non ngoài công lập, bảo vệ quyền lợi chính đáng và nâng cao uy tín nghề nghiệp của các hội viên. Hiệp hội cũng sẽ xúc tiến trao đổi kinh nghiệm và liên kết đào tạo giữa các trường trong và ngoài hiệp hội, tạo môi trường cạnh tranh và hợp tác bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo

Cho phép tham gia vào các hiệp hội, chẳng hạn như:

+ Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt Nam, hiệp hội này là một mạng lưới tự nguyện gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sựu và các chuyên gia đầu ngành giáo dục Việt Nam cùng hoạt động vì mục

các nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thương.

+ Hiệp hội giáo dục giúp đỡ những người yếu thế, hiệp hội được thành lập để thực hiện kế hoạch hành động quốc gia dành cho bốn nhóm đối tượng: trẻ em trong độ tuổi mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, người lớn chưa biết chữ và chưa hoàn thành giáo dục cơ bản, mở rộng và cải thiện chăm sóc giáo dục mầm non toàn diện, đặc biệt với trẻ có hoàn cảnh khó khăn và dễ bị tổn thương, phổ cập giáo dục tiểu học miễn phí với chất lượng tốt.

Ngoài các giải pháp trên, để phát triển GDMNNCL cũng cần thực hiện các giải pháp như:

a. Đổi mới quản lý nhà nước đối với GDMNNL

Trước hết phải thay đổi nhận thức đối với giáo dục mầm non ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong điều kiện giáo dục công lập không đáp ứng được, do những hạn chế về nguồn lực từ Nhà nước và thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục hiện nay. Từ đó xác định sự bình đẳng giữa nó với giáo dục mầm non công lập để thay đổi cơ chế quản lý. Nghĩa là xác định đúng đối tượng quản lý trước khi đưa ra quyết định quản lý mới đảm bảo các quyết định được thực thi.

Đổi mới quản lý Nhà nước với giáo dục mầm non ngoài công lập sau khi đã xác định rõ đối tượng quản lý thì vấn đề tiếp theo là xác định mục tiêu quản lý, phương thức và công cụ quản lý.

Mục tiêu quản lý nhà nước với giáo dục mầm non nhằm hướng tới sự phát triển đúng hướng của lĩnh vực này góp phần thỏa mãn nhu cầu giáo dục mầm non của người dân, đồng thời bảo đảm lợi ích của các chủ thể tham gia đầu tư. Điều này sẽ bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cho giáo dục mầm

non phát triển cả về số lượng và chất.

Đối tượng quản lý Nhà nước với giáo dục mầm non ngoài công lập là hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non, do các chủ thể ngoài Nhà nước đầu tư và thực hiện hoạt động theo hướng chính sách xã hôi hóa của Nhà nước, do đó khác với đối tượng giáo dục mầm non công lập do Nhà nước tài trợ hoàn toàn. Do đó, ngoài việc quy định những tiêu chuẩn thống nhất và chương trình giáo dục mầm non nói chung, cũng như tiêu chuẩn cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cô nuôi dạy trẻ mà các cơ sở ngoài công lập phải chấp hành như các cơ sở công lập. Những quy định về tài chính và đầu tư khác…với khu vực này có khác hơn khi phải tính tới những lợi ích của các nhà đầu tư ngoài công lập cũng như khách hàng – học sinh thụ hưởng dịch vụ ngoài công lập này.

Việc quản lý vẫn dựa vào các công cụ của quản lý Nhà nước chung như công cụ kinh tế, công cụ hành chính và công cụ giáo dục tư tưởng. Ở đây là sự kết hợp hài hòa giữa các công cụ chứ không thể chỉ sử dụng một công cụ nào riêng biệt vì khi đó tác dụng của nó cũng như hiệu quả sẽ không cao. Ví dụ về mặt hành chính, chính quyền cần quy định những tiêu chuẩn hành vi ứng xử của giáo viên và nhân viên không được làm trong cơ sở giáo dục ngoài công lập như:

 Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

 Xuyên tạc nội dung giáo dục;

 Đối xử không công bằng với trẻ em;

 Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

 Có biểu hiện tiêu cực trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Hay nói rõ những gì trẻ được hưởng như:

 Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và Đào tạo;

 Được chăm sóc sức khỏe ban đầu: Khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;

 Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu. Trẻ khuyết tật được chăm sóc và giáo dục hòa nhập theo quy định;

 Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi và học tập.

Ngoài ra việc kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ sở này cũng thường xuyên được tiến hành để đảm bảo sự chấp hành nghiêm túc của họ.

b. Cải cách thủ tục hành chính trong hỗ trợ phát triển GDMNNCL

Về thể chế hành chính trên cơ sở Hiến pháp đã sửa đổi, các Luật mới và các văn bản dưới Luật về tổ chức bộ máy Nhà nước; Pháp lệnh cán bộ, công chức và các nghị định để cụ thể hóa Pháp lệnh, cán bộ, công chức…quán triệt thực hiện tốt trong bộ máy hành chính của thành phố và ngành giáo dục.

Về bộ máy hành chính, về giáo dục của thành phố tiếp tục giảm dần các đầu mối quản lý giáo dục, số lượng các cơ quan quản lý Nhà nước đã giảm xuống đáng kể, tiếp tục đẩy nhanh thủ tục hành chính được cải cách theo hướng “một cửa”, mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính về giáo dục. Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã góp phần hạn chế sự sách nhiễu, phiền hà, tham nhũng của các công chức mầm non ngoài công lập. Đây là điểm căn bản nhất của cải cách hành chính về giáo dục góp phần trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở thành phố.

Một vấn đề đang được quan tâm trong cải cách hành chính ở lĩnh vực giáo dục hiện nay là vấn đề phân cấp trong quản lý Nhà nước. Phân cấp thực chất là việc chuyển dần các công việc, nguồn lực do chính quyền sở nắm giữ cho các ban ngành về giáo dục của quận, huyện một cách lâu dài, ổn định bằng các văn bản luật, dưới luật, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương. Trong xu hướng phân cấp bộ máy hành chính thành phố sẽ tập trung vào việc xây dựng chính sách, bảo đảm sự thống nhất về việc giải quyết những vấn đề lớn của ngành giáo dục thành phố, còn những việc thuộc phạm vi giáo dục quận, huyện để họ giải quyết. Như vậy vấn đề phân cấp gắn với vấn đề dân chủ, dân chủ là cốt lõi của nhà nước pháp quyền, không có dân chủ thì không có nhà nước pháp quyền, không mở rộng quyền chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương thì không có nhà nước pháp quyền. Bởi vì chỉ có thể thông qua những thiết kế dân chủ, phát huy tính dân chủ, sáng tạo của cộng đồng lãnh thổ mới có thể tạo lập được môi trường thuận lợi để nhân dân các cộng đồng lãnh thổ kiểm soát được hoạt động của nhà nước.

Tiếp tục áp dụng tiêu chuẩn ISO để đánh giá, kiểm soát thường xuyên hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục trong việc giải quyết các công việc của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Trong số các tiêu chí đánh giá về cơ quan hành chính có các tiêu chí đáng lưu ý gắn với nhà nước pháp quyền; tính hợp pháp của nội dung các quyết định; tính đúng đắn về thời hạn theo quy định của quản lý của các quyết định, tính đúng đắn về thủ tục giải quyết các công việc. Thực tiễn áp dụng các tiêu chuẩn ISO vào hoạt động hành chính về giáo dục đã mang lại những kết quả đáng kể, việc giải quyết các công việc của dân đơn giản, nhanh gọn, đúng pháp luật, đúng thời hạn, đúng thủ tục.

Kontum trong tương lai đi theo hướng làm cho bộ máy quản lý giáo dục hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày một đúng pháp luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần từng bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, chính là người đánh giá khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính.

c. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa GDMN công lập và ngoài công lập

Để phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập thì phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa giáo dục mầm non công lập. Phải nhận thức đúng vai trò của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống cơ sở giáo dục mầm non nói riêng. Cần khẳng định cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục mầm non Việt Nam để đảm bảo cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Trong thực tế hiện nay vẫn còn định kiến nhất định với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, ví dụ khi giáo viên mẫu giáo giỏi chuyển từ các trường công lập sang cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được coi là "chảy máu chất xám". Đây chính là tư tưởng phân biệt đối xử giữa hai loại hình này.

Chỉ có nhận thức đúng như vậy mới giải quyết tốt mối quan hệ này trong quá trình quản lý và hoạch định chính sách giáo dục của thành phố. Khi đó không chỉ là sự tạo dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển cũng của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập mà còn có thể triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ như: vốn đầu tư, mặt bằng, nhất là đào tạo cán bộ và giáo viên...

- Trong các văn bản nên thống nhất chung giáo dục mầm non của thành phố gồm hai bộ phận công lập và dân lập, gọi chung là giáo dục mầm non.

- Nên định hướng mỗi cơ sở công lập mạnh dạn tham gia giúp đỡ hay đỡ đầu cho một cơ sở ngoài công lập mới trong tư vấn chuyên môn hay đào tạo bồi dưỡng giáo viên và nhân viên làm việc trong cơ sở.

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị hay tọa đàm về chuyên môn hay quản lý có sự tham gia của các nhà quản lý cả hai loại hình.

- Không phân biệt trong hỗ trợ giữa hai khu vực này về thể chất.

- Cho phép tổ chức trao đổi giáo viên giữa các cơ sở giáo dục giữa hai khu vực này.

- Cải tiến chế độ đãi ngộ và đảm bảo không có sự khác biệt trong đãi ngộ đối với giáo viên và nhân viên làm việc trong hai khu vực này.

- Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập có điều kiện vật chất khá tốt cũng có thể hỗ trợ các cơ sở công lập gặp khó khăn.

Để thực hiện cần có những điều kiện nhất định, các điều kiện đó bao gồm:

Tạo ra môi trường bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và công lập không chỉ từ nhận thức mà còn ngay trong các văn bản hành chính, bảo đảm cơ chế chính sách và sự hỗ trợ cơ sở vật chất.

Cần đảm bảo nguồn nhân lực các cơ sở giáo dục ngoài công lập cả về số lượng và chất lượng ngang bằng với các cơ sở công lập.

Chính quyền thành phố dành một số nguồn lực nhất định để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập mới hình thành.

hoạch phát triển mạng lưới giáo dục ngoài công lập của Thành phố đã có.

d. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với xã hội và gia đình trẻ

Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là "tam giác" giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Tầm quan trọng của mỗi thành phần cũng như mối quan hệ giữa ba thành phần này trong việc giáo dục cho trẻ thì ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm.

Trong các yếu tố liên quan đến giáo dục con trẻ thì yếu tố gia đình là quan trọng nhất vì phần lớn thời gian của đứa trẻ gắn với gia đình. Ở gia đình đứa trẻ có những người thân yêu, gần gũi nhất, có sự bao bọc, chở che, trích phạt nhiều nhất...Tuy nhiên, nhiều gia đình không ý thức được hết tầm quan trọng này hoặc có cách giáo dục con cái sai lệch nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách đạo đức của trẻ.

Về phía thầy cô giáo, ai cũng mong muốn giáo dục trẻ nên người, với các biện pháp giáo dục đa dạng và phong phú. Các thầy cô đều trải qua lớp nghiệp vụ sư phạm, khi đã công tác đều được trau dồi thêm kiến thức, tham gia các lớp bồi dưỡng về giải quyết tình huống sư phạm, các biện pháp giáo dục tích cực...Song trong quá trình giáo dục, cũng có những trường hợp cá biệt khi thầy cô có cách giáo dục bột phát "không giống ai, không ai dạy, không ai đồng tình"; họ thực hiện và thấy được hiệu quả tức thì nên áp dụng như một kinh nghiệm. Đây cũng là nguyên nhân mà thời gian qua đã xảy ra những vụ bạo hành trẻ rất đáng thương tâm.

Trẻ con thường hay bắt chước và cũng luôn coi thầy cô là tấm gương sáng, mẫu mực. Giáo viên chăm sóc cho trẻ như là một người mẹ, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy, kiên trì trong giáo dục cho trẻ theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình. Sau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với trẻ hơn ai hết nên hiểu các em để có định hướng đúng

trong dạy dỗ mới là then chốt của thành công trong giáo dục.

Hiện nay, công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, nguyên nhân do sự lỏng lẻo trong mối quan hệ cả từ hai phía giáo viên và các bậc phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với cô giáo của con, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức cho các em.

Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội được quy định tại điều 93 Luật giáo dục 2005 khẳng định " Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục". Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT nhằm tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Cụ thể đối với các trường mầm non cần tập trung:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 77 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)