CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN GDMNNCL

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN GDMNNCL

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình sẽ là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển giáo dục nói chung và GDMNNCL nói riêng. Điều kiện địa lý, địa hình sẽ tạo khó khăn hay thuận lợi cho việc phân bố cơ sở giáo dục. Từ đó ảnh hưởng tới chi phí mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, chi phí học hành của trẻ.

GDMNNCL thường phân bổ không đều, chủ yếu tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi và lợi ích nhiều, những nơi vùng sâu vùng xa khó có thể thu hút phát triển mở rộng cơ sở GDMNNCL.

1.3.2. Điều kiện kinh tế

Sự phát triển kinh tế xã hội tác động cả hai phía đối với sự phát triển của GDMNNCL.

Về đầu ra, sự phát triển kinh tế xã hội này sẽ làm tăng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao, hay nói cách khác nền kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi phải có người được giáo dục chu đáo ngay từ khi còn nhỏ. Mặt khác, kinh tế phát triển, thu nhập được nâng cao kéo theo nhu cầu học tập cũng cao hơn. Đáng chú ý là nhu cầu về giáo dục lại là nhu cầu tăng nhanh nhất trong các nhu cầu phi vật chất.

Về phí đầu vào, khi kinh tế xã hội phát triển cao sẽ giúp cho nền kinh tế có nhiều nguồn lực hơn để phát triển giáo dục (trong đó có GDMNNCL) – Một lĩnh vực đầu tư rất tốn kém, cả về quy mô và chất lượng.

Bên cạnh đó, các điều kiện khác như hạ tầng cơ sở địa phương cũng tác động nhiều đến sự phát triển GDMNNCL, bởi đây chính là những hạ tầng giúp cho giáo dục được thuận tiện hơn đối với người học.

1.3.3. Điều kiện xã hội

Tình hình xã hội cũng tác động nhiều tới GDMNNCL. Quy mô và tốc độ tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển như Việt Nam làm tăng đáng kể nhu cầu về giáo dục. Cấu trúc dân số trẻ cũng ảnh hưởng đến nhu cầu GDMNNCL. Ngoài ra truyền thống ham học của văn hóa xã hội Việt Nam cũng thúc đẩy nhu cầu học hành của người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vấn đề thu nhập, mức sống, trình độ dân trí của dân cư mới chính là yếu tố xã hội quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển GDMNNCL.

1.3.4. Điều kiện về thể chế, chính sách

Chính sách phát triển giáo dục là tổng thể các biện pháp của Chính phủ sử dụng để tác động vào hệ thống giáo dục thông qua điều chỉnh các quy định điều kiện và quy chế hoạt động của trường học, nội dung kiến thức dạy dỗ, hỗ

trợ tài chính và thuế, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ sở hạ tầng… Chính sách phát triển giáo dục có thể chia thành 2 loại dựa theo tiêu chí "cởi trói" và " thúc đẩy" đều vì mục tiêu phát triển, nhưng có đạt được mục tiêu này hay không còn tùy thuộc vào sự đúng đắn và kịp thời của chính sách. Những chính sách mang tính " cởi trói", người ta chỉ cần lương tâm và lòng dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận cái gì vốn có của đời sống kinh tế. Hơn nữa, thực tiễn "xé rào" đã buộc những nhà hoạch định chính sách phải hoạt động "mở khóa" cho cái "lò xo" bấy lâu nay bị ép chặt và do đó cái "lò xo" sẽ tự bật lên hết cỡ để trở về trạng thái ban đầu, nên nền kinh tế không thể tạo ra khả năng phát triển mới về chất. Những chính sách "thúc đẩy" thì hoàn toàn khác hẳn với chính sách "cởi trói". Với vai trò thúc đẩy sự phát triển, đạt chất lượng mới cao hơn, nó phải được hoạch định có căn cứ khoa học và thực tiễn, đòi hỏi nhà hoạch định chính sách không chỉ có lương tâm và lòng dũng cảm mà điều quan trọng hơn là phải có trí tuệ. Trí tuệ được thể hiện bằng sự hiểu biết thấu đáo lý luận, kinh nghiệm nước ngoài và khả năng vận dụng lý luận, kinh nghiệm quốc tế vào thực tiễn Việt Nam để phân tích thực trạng, phát hiện vấn đề nảy sinh trong giáo dục, nguyên nhân của chúng và đề xuất giải pháp khả thi.

Giáo dục thường được xem là thế mạnh của khu vực công cộng. Chính phủ các nước luôn phải chịu áp lực cao của xã hội về việc đảm bảo cung ứng các dịch vụ này cho xã hội vì đó là các dịch vụ cơ bản. Vì lý do trên nên chính phủ thường có xu hướng tăng cường giám sát, kiểm soát chặc chẽ khu vực ngoài công lập với nhiều thủ tục hành chính khác nhau, nhiều khi rất hà khắc gây ra nhiều khó khăn và bất trắc cho khu vực này phát triển. Ngược lại cũng có chính phủ lại khá lõng lẻo trong việc kiểm soát hoạt động này, xem nó là một loại hình dịch vụ mang tính chất thị trường nên có thể dẫn đến tình trạng bùng nổ hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non kém chất lượng tràn

lan, gây tác hại cho xã hội

Vì vậy hệ thống chính sách của Chính phủ đối với khu vực giáo dục mầm non sẽ là nhân tố quan trọng trong việc khuyến khích hay kìm hãm giáo dục mầm non ngoài công lập phát triển.

1.3.5. Sự phát triển của hệ thống giáo dục mầm non

Ở nước ta, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra yêu cầu bức thiết đối với việc nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Trên thực tế, Chính phủ và chính quyền các địa phương cũng đã triển khai đồng thời nhiều giải pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non cũng nhận được sự quan tâm khá nhiều trong chính sách phát triển nguồn nhân lực là phát triển giáo dục và đào tạo.

Dịch vụ giáo dục mầm non thường được cung cấp bởi các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Nhưng trong điều kiện nguồn lực có giới hạn, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên chính phủ khó bảo đảm mở rộng quy mô, mạng lưới trường lớp nhằm đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non; buộc chính phủ phải theo đuổi chính sách xã hội hóa giáo dục. Đây là cơ sở để giáo dục mầm non ngoài công lập có điều kiện phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Sự phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập không cạnh tranh và loại trừ giáo dục mầm non công lập mà đây được coi như sự phát triển bổ sung cho hệ thống giáo dục và cùng với giáo dục mầm non ngoài công lập đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần hoàn thiện giáo dục mầm non công lập do họ phải hoàn thiện hơn.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP

1.4.1. Kinh nghiệm của Hà Nội

huy động tối đa các nguồn lực của xã hội để đáp ứng được nhu cầu dịch vụ giáo dục mầm non ngày càng tăng trên địa bàn thành phố, trong đó có sự đóng góp đáng kể của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Thứ hai, Ngành giáo dục Thành Phố Hà Nội đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non trong đó bao gồm cả công lập và dân lập. Đây là cơ sở quan trọng để ngành định hướng công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non với khu vực ngoài công lập.

Thứ ba, Thành phố đã hỗ trợ ngân sách cho các cơ sở MNNCL để phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục mầm non, cung cấp điện nước và một số cơ sở vật chất cho dạy học của trường mới.

Thứ tư, Ngành giáo dục Hà Nội có kế hoạch tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, Tổ chức phối hợp trao đổi giáo viên giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Thứ năm, ngành giáo dục chủ động định hướng các cơ sở GDMNNCL có điều kiện có thể cung cấp bổ sung các dịch vụ giáo dục chất lượng cao trên cơ sở các tiêu chuẩn được ngành ban hành.

1.4.2. Kinh nghiệm của TP.Hồ Chí Minh

Trong quá trình phát triển GDMNNCL, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra tình trạng thiếu thốn mọi thứ như thiếu hụt giáo viên, cơ sở vật chất đang xuống cấp nghiêm trọng, nhiều trường quá cũ không đáp ứng được yêu cầu chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, số khác thiếu sân chơi. Trường có nhiều điểm lẻ (nhà dân cải tạo thành lớp học) nhưng vẫn phải sử dụng, do nhu cầu gửi trẻ quá lớn. TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện một số biện pháp để giải quyết khó khăn trên như:

Thứ nhất, TP. Hồ Chí Minh thực hiện mạnh mẽ chính sách xã hội hóa GDMN đã tạo thêm cơ hội cho nhiều trẻ em được đến trường

Thứ hai, việc phân cấp quản lý trường ngoài công lập về từng quận, huyện giúp cho việc giám sát thực tế chặc chẽ hơn.

Thứ ba, ngành giáo dục TP. Hồ Chí Minh một mặt tiến hành bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, đồng thời xin UBND Thành phố cho phép tăng tiêu chuẩn định biên.

Thứ tư, ngành giáo dục yêu cầu các cơ sở tham gia tài trợ cho giáo viên nâng cao trình độ… Các hình thức tổ chức đào tạo tại cơ sở theo hình thức kèm cặp cũng được áp dụng.

1.4.3. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Công tác xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa GDMN của TP. Đà Nẵng nói riêng cũng đang được đẩy mạnh và đã đạt được những thành công nhất định. Trong những năm qua, quá trình xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Thứ nhất, giai đoạn 1997 -2006, thành phố đã đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường học hơn 297 tỉ đồng; đã bộ trí hơn 450.000m2 để xây mới, mở rộng các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, các trường học ngoài công lập đã đầu tư 355 tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.

Thứ hai, Ngành giáo dục và đào tạo Thành phố cũng đã huy động được gần 40 tỷ đồng/năm từ các nguồn thu cho phép (học phí, tiền xây dựng trường, quỹ hội cha mẹ học sinh) để đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục…Bên cạnh đó, việc thực hiện có kết quả đề án quy hoạch bậc học mầm non đến năm 2010 của thành phố đã từng bước đáp ứng yêu cầu đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất trường lớp.

Thứ ba, Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cũng không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, quá trình triển khai công tác này còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Để đẩy mạnh hơn nữa xã

hội hóa giáo dục mầm non, ngành giáo dục và Thành phố cần sử dụng một cách đồng bộ các giải pháp khác nhau, song trước hết phải phát huy được tác dụng của nhà mầm non vào đời sống cộng đồng. Giải pháp này sẽ giúp tăng cường vai trò chủ động, nòng cốt của ngành giáo dục và nhà trường mầm non trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON

NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KONTUM

2.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN GDMNNCL TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KONTUM GDMNNCL TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KONTUM

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Kontum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên trong tọa độ địa lý từ 107020’15 đến 108032’30’’ kinh độ Đông và từ 13055’10’’ đến 15027’15’’ vĩ độ Bắc, có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 31% diện tích toàn quốc, phía Bắc giáp tỉnh Quãng Nam (chiều dài biên giới 142km), phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203km), phía Đông giáp Quãng Ngãi (74km), phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia.

Về địa hình: Phần lớn lãnh thổ Kontum nằm ở Phía tây Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Nhìn chung địa hình ở đây đa dạng, đồi núi cao nguyên, vùng thung lung xen kẽ nhau. Đồi núi chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, có nhiều đỉnh núi cao hơn 2000m như đỉnh núi Ngọc Linh cao 2.598m.

Về khí hậu: Kontum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, thời tiết nắng nóng, hanh khô, ít có mưa, kết hợp với gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.722mm, nhiệt độ trung bình 22-23oC, nhiệt độ thay đổi theo địa hình, cứ cao lên 100m thì nhiệt độ giảm xuống 0,6oC, biên độ nhiệt trong ngày dao động rất lớn, nhất là mùa khô từ 8-10oC, điều này ảnh hưởng đến các công trình xây dựng. Độ ẩm hàng năm từ 78% đến 81%.

với điều kiện thuận lợi về giao thông lại là vấn đề khó khăn trong công tác quản lý ở địa phương về vấn đề di cư tự do nội vùng, và giữa các vùng miền. Đây cũng là vấn đề nan giải cho UBND tỉnh trong công tác ổn định mở trường lớp và huy động trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Dân số và dân cư

Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số trung bình của TP.Kontum là 161.673 người. với mật độ 364 người/km2,Dân số của thành phố tăng ổn định với tỷ lệ khoảng 1.65%/năm. Dân số tăng nhanh, quy mô dân số mở rộng, tốc độ đô thị hóa cao là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ nói chung và dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập nói riêng.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phản ảnh tình hình dân cư của Tp Kontum

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

1.Quy mô dân số (nghìn người) 152.159 155.040 157.345 161.673 2.Cơ cấu dân cư theo dân tộc (%) 100 100 100 100

- Người Kinh 69.6 69.7 69.7 69.9

- Người DTTS 30.4 30.3 30.3 30.1

3.Cơ cấu dân cư theo trình độ dân trí 100 100 100 100

- Không biết chữ 0 0 0 0

- Đã qua đào tạo 89.5 88.7 88.2 87.7

- Cao đăng, đại học, trên đại học 10.5 11.3 11.8 12.3

4.Tỷ lệ sinh tự nhiên (%) 1.57 1.48 1.18 1.15 5.Số trẻ em trong độ tuổi mầm non 8.575 9.450 10.322 11.003 6. Tình hình lao động, việc làm

- Dân số từ 15 tuổi trở lên (người) 97.128 97.410 100.064 101.066

- LLLĐ từ 15 tuổi trở lên (người) 68.333 68.313 68.079 68.457

- Thu nhập bình quân của lao động từ 15 tuổi

trở lên đang làm việc 44,8 47,4 49,4 51,3

(Nguồn: Niên giám Thống kê Tp Kontum các năm 2012 – 2015)

số trẻ, là nguồn lực dồi dào đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, vừa là nguồn nhu cầu lớn, phong phú và đa dạng về GDMNNCL bởi những tư tưởng mới... Dân cư vừa là đối tượng phục vụ của GDMNNCL, đồng thời cũng tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của GDMNNCL. Chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng được nâng lên và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng. Quy mô dân số mở rộng, tốc độ đô thị hóa cao là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ nói chung và GDMNNCL nói riêng. Nhu cầu trẻ em được học tập, phát triển trong các môi trường giáo dục hiện đại, thân thiện tăng lên cùng với sự gia tăng về dân số. Theo kết quả điều tra dân số năm 2015, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có 68.457 người, tương ứng chiếm 42.3% nguồn lao động,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)