Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 41 - 44)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Dân số và dân cư

Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số trung bình của TP.Kontum là 161.673 người. với mật độ 364 người/km2,Dân số của thành phố tăng ổn định với tỷ lệ khoảng 1.65%/năm. Dân số tăng nhanh, quy mô dân số mở rộng, tốc độ đô thị hóa cao là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ nói chung và dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập nói riêng.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phản ảnh tình hình dân cư của Tp Kontum

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

1.Quy mô dân số (nghìn người) 152.159 155.040 157.345 161.673 2.Cơ cấu dân cư theo dân tộc (%) 100 100 100 100

- Người Kinh 69.6 69.7 69.7 69.9

- Người DTTS 30.4 30.3 30.3 30.1

3.Cơ cấu dân cư theo trình độ dân trí 100 100 100 100

- Không biết chữ 0 0 0 0

- Đã qua đào tạo 89.5 88.7 88.2 87.7

- Cao đăng, đại học, trên đại học 10.5 11.3 11.8 12.3

4.Tỷ lệ sinh tự nhiên (%) 1.57 1.48 1.18 1.15 5.Số trẻ em trong độ tuổi mầm non 8.575 9.450 10.322 11.003 6. Tình hình lao động, việc làm

- Dân số từ 15 tuổi trở lên (người) 97.128 97.410 100.064 101.066

- LLLĐ từ 15 tuổi trở lên (người) 68.333 68.313 68.079 68.457

- Thu nhập bình quân của lao động từ 15 tuổi

trở lên đang làm việc 44,8 47,4 49,4 51,3

(Nguồn: Niên giám Thống kê Tp Kontum các năm 2012 – 2015)

số trẻ, là nguồn lực dồi dào đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, vừa là nguồn nhu cầu lớn, phong phú và đa dạng về GDMNNCL bởi những tư tưởng mới... Dân cư vừa là đối tượng phục vụ của GDMNNCL, đồng thời cũng tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của GDMNNCL. Chất lượng nguồn nhân lực đang ngày càng được nâng lên và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng. Quy mô dân số mở rộng, tốc độ đô thị hóa cao là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ nói chung và GDMNNCL nói riêng. Nhu cầu trẻ em được học tập, phát triển trong các môi trường giáo dục hiện đại, thân thiện tăng lên cùng với sự gia tăng về dân số. Theo kết quả điều tra dân số năm 2015, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có 68.457 người, tương ứng chiếm 42.3% nguồn lao động, chất lượng đang ngày càng được nâng lên với các chỉ số phát triển cao hơn các tỉnh khác là điều kiện thuận cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố nói chung và các ngành dịch vụ nói riêng.

Tỷ lệ sinh tự nhiên trung bình hàng năm có xu hướng giảm, từ 15.74% năm 2012 xuống còn 13.84% năm 2013, và còn 13.65% năm 2015.

Dân số ngày càng đông, trình độ dân trí ngày càng phát triển, do đó nhà nước không gánh nổi vấn đề giải quyết chổ học cho các em mầm non, tạo điều kiện thuận lợi cho GDMNNCL phát triển. Nhưng bên cạnh đó cũng gặp những khó khăn như vấn đề cạnh tranh về chất lượng dịch vụ giữa các trường mầm non ngoài công lập

b. Điều kiện kinh tế

Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là một trong những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập. Trong những năm qua, Tp Kontum duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, bình quân hàng năm tăng 11%; cơ cấu kinh tế đang chuyên dịch

theo hướng hiện đại; thu ngân sách trên địa bàn đạt mục tiêu đề ra, đây là một trong những điều kiện tiền đề cho sự phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập.

Bảng 2.2. Tình hình phát triển kinh tế của Thành phố Kontum

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

1. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện

hành, trong đó: 10.057 11.679 13.688 15.990 2.Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 14,16 13,22 13,75 14,25 3.Cơ cấu kinh tế (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông nghiệp 8,0 7,4 6,7 6,0

- Công nghiệp 65,1 64,9 64,6 64,0

- Dịch vụ 26,9 27,7 28,7 30,0

2. Tổng thu ngân sách trong năm 1.196 1.207 1.441 1.726

3.Tổng vốn đầu tư xã hội trong năm

- Đầu tư từ khu vực Nhà nước 4.276 5.095 4.965 5.106

- Đầu tư từ khu vực tư nhân 2.016 2.532 3.065 3.215

- Đầu tư từ khu vực FDI 8.389 2.801 1.120 1.562

4. GDP bình quân đầu người 21040 24408 27332 34698

( Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kontum)

Từ bảng 2.2 ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Kontum nhanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Kon Tum trong những năm trở lại đây liên tục đạt mức tăng trưởng khá cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân của tỉnh từ 14.16% năm 2012 lên 14.25% năm 2015.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người của Kon Tum cũng đã có sự cải thiện đáng kể (từ 2.1040 triệu đồng/năm năm 2012 tăng lên

Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn năm 2012 đạt 1.196 tỷ đồng, đạt mục tiêu kế hoạch, bình quân tăng 13,3/năm.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, Các ngành dịch vụ của Thành phố Kontum ngày càng phát triển đa dạng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của thành phố và từng bước đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Không chỉ chuyển dịch giữa các nhóm ngành, cơ cấu thành phần kinh tế của thành phố trong những năm qua cũng có những chuyển biến khá rõ. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm vị trí dẫn đầu trong cơ cấu đóng góp vào GDP của thành phố, ngoài khu vực nhà nước còn có sự đóng góp của khu vực tư nhân và vốn đầu tư FDI. Tính đến năm 2015 tổng vốn đầu tư của FDI đạt trên 1,5 tỷ. Sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là sự gia tăng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần làm cho giá cho giá trị gia tăng của nền kinh tế thành phố phát triển nhanh và bền vững. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đúng hướng, sự phát triển về kinh tế xã hội nhanh, bền vững đã tạo điều kiện thuận lợi để thành phố đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm chuẩn bị và xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao cho thành phố trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)