Tình hình phát triển chất lượng các cơ sở GDMNNCL ở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 52 - 57)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG

2.2.3. Tình hình phát triển chất lượng các cơ sở GDMNNCL ở

Tp.Kontum giai đoạn 2010-2014

Cùng với sự phát triển về quy mô, mạng lưới GDMNNCL, số lượng cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Kontum tăng đáng kể và tăng lên hàng năm. Từ bảng 2.6 thấy được tổng số giáo viên nhân viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở GDMNNCL tăng từ 121 người năm 2010 lên thành 152 người năm 2014, bình quân tăng khoảng 4.7%/năm

a.Chất lượng giáo viên

Bảng 2.6. Số lượng và cơ cấu giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở Tp.Kontum

ĐVT: người

Tiêu chí 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng (ng) 121 127 138 145 147 152 Giáo viên 109 115 123 127 126 128 Trong đó: Đạt chuẩn trở lên 100 115 123 127 126 128 Trong đó trên chuẩn 15 17 19 21 22 24 Tỷ lệ (%) 90,1 90,5 89,1 87,6 85,7 84,2 CBQL 12 12 15 18 21 24

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Phòng GD&ĐT TP.Kontum)

Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển giáo dục là không những phát triển số lượng giáo viên mà còn phải quan tâm đến chất lượng. Những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã phối hợp với các ngành liên quan đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên bậc mầm non. Bên cạnh đó, rất nhiều giáo viên mầm non trẻ tốt nghiệp đại học tham gia vào đội ngũ đã góp phần nâng

cao chất lượng giáo viên của hệ thống GDMNNCL, hiện tỷ lệ giáo viên MNNCL đạt chuẩn là 84.2%/tổng số giáo viên.

Vào đầu mỗi năm học, Sở GD – ĐT thường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn với thành phần tham dự là cán bộ phụ trách GDMN các phòng giáo dục, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường trọng điểm, giáo viên cốt cán của các trường mầm non.

Đội ngũ giáo viên luôn có ý thức phấn đấu tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ đào tạo, trau dồi đạo đức tác phong nhà giáo và kỹ năng sư phạm. Tham gia sôi nổi các phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN và chuẩn hiệu trưởng theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên riêng đối với giáo viên bậc mầm non, ngoài yêu cầu phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ ra, "tấm lòng một người mẹ" của cô giáo đối với con trẻ cũng là một yếu tố quan trọng. Để đánh giá khách quan đối với chất lượng giáo viên tại các cơ sở GDMNNCL, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến khảo sát của một nhóm gồm 150 đối tượng là phụ huynh của học sinh hiện đang học tại các trường MNNCL trên địa bàn TP. Kontum với câu hỏi: " Theo ông (Bà), thái độ chăm sóc trẻ em của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập hiện nay trên địa bàn thành phố Kontum như thế nào? và kết quả như sau: Có gần 75% tổng số đối tượng được phỏng vấn cho rằng thái độ chăm sóc trẻ em của giáo viên các trường MNNCL hiện nay trên địa bàn TP.Kontum là "đạt yêu cầu", chỉ có 10% cảm thấy "còn yếu kém". Điều này chứng tỏ chất lượng giáo viên ngoài công lập phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu của họ.

Trong thời gian qua, nhiều trường mầm non tư thục đã có sự quan tâm đến đời sống sinh hoạt của giáo viên nên hỗ trợ tiền học phí và thời gian để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các giáo viên

được nghỉ các chế độ thai sản, thời gian hè, thưởng lương tháng 13…Tuy nhiên, số lượng và cơ cấu giáo viên mầm non ngoài công lập so với tổng giáo viên trên toàn tỉnh đang chiếm một tỷ lệ rất thấp. Điều này là tất yếu vì số lượng trường mầm non ngoài công lập chưa thực sự phát triển mạnh, chưa được quan tâm đúng mức từ phía chính quyền địa phương trong quá trình đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

b. Tình hình phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ quản lý

Cơ sở vật chất GDMNNCL ngày càng được quan tâm đầu tư. Bảng 2.7 cho thấy số phòng học tại các cơ sở GDMNNCL trên địa bàn thành phố Kontum đều là phòng kiên cố chiếm phần lớn, số phòng học cũng đều tăng qua các năm tạo điều kiện cho trẻ em học tập, đáp ứng được mong đợi của các bậc phụ huynh Bảng 2.7. Thực trạng phòng học của các cơ sở GDMNNCL ĐVT : Phòng học Phòng/Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Kiên cố 18 21 27 57 61 Bán kiên cố 29 32 28 16 31 Tạm 0 0 0 0 0

(Nguồn: Niên giám thống kê 2014 – TP.Kontum)

Cơ sở vật chất tại các trường MNNCL trong những năm gần đây trên địa bàn tương đối đảm bảo theo quy định, tuy nhiên thì vẫn có một số cơ sở chưa đảm bảo yêu cầu, loại phòng bán kiên cố chiếm 31 phòng năm 2014 (tổng số 92 phòng).

Bên cạnh đó, xét về cơ sở vật chất đặc thù của ngành giáo dục mầm non ở thành phố, hầu hết các trường đều có cơ sở vật chất đạt yêu cầu. Bảng 2.8 sẽ thể hiện tình hình cơ cở vật chất GDMN của TP.Kontum hiện nay

Bảng 2.8. Tình hình cơ sở vật chất GDMNNCL trên địa bàn Thành Phố Kontum

Đơn vị tính: %

Loại trường Tiêu chí

Sân chơi có đồ chơi Bếp ăn Nước sạch (đạt chuẩn) Nhà vệ sinh (đạt chuẩn) Trang thiết bị Phòng y tế Công lập 100 80 70 67 100 58 Ngoài công lập 100 90 90 85 100 65

(Nguồn: Báo cáo phòng GD&ĐT TP.Kontum)

So với khu vực công lập, hệ thống cơ sở vật chất của các trường MNNCL có một số mặt tốt hơn, hầu hết đều đạt yêu cầu. Trong đó nổi bật là điều kiện để trẻ có sân chơi và trang thiết bị đạt 100%, nước sạch đạt 90%, còn lại là bếp ăn đạt 90%, nhà vệ sinh đạt 85%, phòng y tế đạt 65%.

Cũng tương đồng với những nhận định trên của tác giả, hai câu hỏi khảo sát với nội dung: “Theo Ông (Bà), cơ sở vật chất và đồ dùng học tập của các trường mầm non ngoài công lập hiện nay trên địa bàn thành phố

Kontum như thế nào” và “Theo Ông (Bà), tình trạng an toàn vệ sinh tại

các trường mầm non ngoài công lập hiện nay trên địa bàn thành phố

Kontum như thế nào?” và đã cho ra kết quả phần đông người được khảo sát

đều đánh giá tình trạng an toàn vệ sinh và cơ sở vật chất, đồ dùng học tập của các trường MNNCL hiện nay ở Thành phố Kontum lần lượt là tương đối sạch và tương đối đầy đủ.

Bảng 2.9. Bảng kết quả khảo sát tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị GDMNNCL

Nội dung đánh giá Đánh giá của phụ huynh

Tần số Tần suất (%)

Rất đầy đủ 50 33,3

Tương đối đầy đủ 66 44,6 Bình thường 18 12,2

Không đầy đủ 9 6,1

Rất không đầy đủ 5 3,4

Tổng 148 100

(Nguồn: Dữ liệu do tác giả tự điều tra.)

Khi được hỏi: “Theo Ông (Bà), cách nuôi dưỡng các em hàng năm,

hàng tháng có lên cân theo đúng tiêu chuẩn không? Và “Theo Ông (Bà) các

em có phát triển tốt về trí tuệ không? Và đã cho ra kết quả phần đông người

được khảo sát đều đánh giá các em có lên cân theo đúng chuẩn và tỷ lệ các em có cải thiện tốt về mặt trí tuệ khoảng 86%.

Bảng 2.10. Bảng kết quả khảo sát về chất lượng dịch vụ GDMNNCL

Nội dung đánh giá Đánh giá của phụ huynh

Tần số Tần suất (%) Rất sạch 40 26,7 Tương đối sạch 70 46,7 Bình thường 35 23,4 Không sạch 15 3,2 Tổng 150 100

(Nguồn: Dữ liệu do tác giả tự điều tra.)

cán bộ quản lý nhà trường, việc chăm sóc, giảng dạy học sinh của giáo viên và việc thực hiện nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên nhà trường. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho dù có quy mô, đầy đủ, hiện đại đến đâu, cũng không thể được sử dụng để mang lại hiệu quả cao nhất nếu thiếu công nghệ quản lý. Một số trường sử dụng công nghệ camera được đặt 24/24 tại lớp học, cho phép phụ huynh có thể giám sát việc học, ăn uống, sinh hoạt của con em mình ngay cả khi đang đi làm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)