Tình hình chuyển dịch cơ cấu GDMNNCL

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 48 - 52)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG

2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu GDMNNCL

a. Chuyển dịch theo loại hình

Cùng với chính sách của chính phủ và sự quan tâm của chính quyền thành phố đặc biệt trong chủ trương xã hội hóa giáo dục, GDMNNCL trên địa bàn thành phố Kontum trong thời gian qua đã được phát triển ở tất cả loại hình, cung cấp đa dạng các chủng loại dịch vụ bên cạnh những chủng loại dịch vụ

Hình 2.1. Các loại hình GDMNNCL trên địa bàn Thành phố Kontum giai đoạn 2010 – 2014

Từ hình 2.1 có thể thấy hiện nay số lớp mẫu giáo và nhà trẻ do các cơ sở GDMNNCL cung ứng tăng đều qua các năm. Giáo dục mầm non công lập hầu như chưa có loại hình nhà trẻ, trong khi đó GDMNNCL loại hình nhà trẻ mỗi năm bình quân tăng thêm 3 lớp so với năm trước, thể hiện nhu cầu gửi trẻ ở độ tuổi này không hề nhỏ. Chính vì vậy, GDMN khu vực ngoài công lập đang tạo ra và tăng thêm cơ hội học tập và tỷ lệ huy động trẻ đến trường với đầy đủ cả hai loại hình hiện có của GDMN là nhà trẻ và mẫu giáo. Các cơ sở GDMNNCL đã giúp cho những bậc bố mẹ nói chung, phụ nữ nói riêng yên tâm công tác, tham gia vào các hoạt động xã hội, giải phóng sức lao động tạo năng suất cao hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Sự phát triển về loại hình của GDMNNCL trên địa bàn Thành phố Kontum có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với khu vực công lập.Tuy nhiên nó sẽ không hạn chế hay kìm hãm sự phát triển của GDMN công lập mà ngược lại, sẽ kích thích khu vực công cải thiện nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của người học. Nhờ đó có thể tạo nên sự thay đổi lớn, một bước phát triển cho ngành GDMN của địa phương.

b. Cơ cấu loại dịch vụ của GDMNNCL

Nhìn vào bảng 2.4, thấy rằng các cơ sở GDMNNCL trên địa bàn Thành phố Kontum phát triển khá tốt và ổn định về chủng loại dịch vụ.

Bảng 2.4. Tình hình phát triển về chủng loại dịch vụ GDMNNCL trên địa bàn Thành phố Kontum giai đoạn 2010 -2014

Đơn vị tính: Trường Chủng loại dịch vụ/Tiêu chí Năm 2010 2011 Tăng (%) 2012 Tăng (%) 2013 Tăng (%) 2014 Tăng (%) Chăm sóc nuôi 4 5 25,0 5 0 6 20,0 8 33,3

dưỡng

Giáo dục theo chương trình

4 5 25,0 5 0 6 20,0 8 33,3 Theo dõi biểu

đồ phát triển 4 5 25,0 5 0 6 20,0 8 33,3 Khám sức khỏe định kỳ 3 4 33,3 5 25,0 5 0 6 20,0 Trông trẻ ngoài

giờ, qua đêm

1 2 100,0 3 20,0 3 0 4 33,3 Bữa ăn chiều tại

trường 3 4 33,3 5 25,0 5 0 6 20,0 Tư vấn cho phụ huynh 1 1 0 2 100,0 3 20,0 5 66,7 Trang bị kỹ năng mềm 2 3 20,0 4 33,3 5 25,0 6 20,0 Tổng 22 29 34 39 51

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng GD&ĐT TP Kontum)

Như vậy cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, từ đó mà nhu cầu về những dịch vụ hỗ trợ việc học tập của trẻ ở bậc mầm non cũng ngày càng phong phú. Hệ thống trường công lập không đủ đáp ứng, vì vậy các cơ sở GDMNNCL đã góp phần làm hoàn thiện hệ thống GDMN trên địa bàn TP.Kontum bằng cách không ngừng đa dạng hóa các chủng loại dịch vụ của mình, đáp ứng nhu cầu của người học ở mức cao nhất.

Dựa vào bảng 2.4, thấy rằng các cơ sở GDMNNCL trên địa bàn thành phố Kontum phát triển khá tốt năm 2010 trung bình một trường có 3 dịch vụ khác nhau, thì đến năm 2014 tỷ số này là 6,3 dịch vụ. Trung bình một trường mầm non công lập chỉ cung cấp từ 3-4 chủng loại dịch vụ.

c. Cơ cấu theo địa lý

theo từng khu vực phường, xã trên địa bàn thành phố Kontum trong các năm vừa qua, thông qua bảng 2.5 chỉ ra rằng hiện nay mạng lưới các cơ sở GDMNNCL phân bố khá nhiều tại khu vực thành phố nhưng chưa đều, tập trung nhiều ở nơi có điều kiện hạ tầng tốt hơn, thu nhập của dân cư cao hơn,

Bảng 2.5. Mạng lưới trường mầm non ngoài công lập theo từng khu vực trên địa bàn TP.Kontum giai đoạn 2010 – 2014

ĐVT: trường 2010 2011 2012 2013 2014 Số trường Số trường Số trường Số trường Số trường Dân số Tổng số 4 5 5 6 8 151.290 P.Quang Trung 1 1 1 1 2 17.011 P. Duy Tân 1 1 1 1 1 13.421 P.Quyết Thắng 1 1 1 1 1 11.147 P. Thắng Lợi 1 1 1 1 11.628 P. Thống Nhất 1 1 1 2 3 10.786 05 phường + 11 xã còn lại 87.297

(Nguồn: Báo cáo của phòng GD&ĐT Thành Phồ Kontum)

Do đặc thù của GDMNNCL, chi phí học hành cho trẻ sẽ cao hơn so với công lập nên tại các xã trên địa bàn, điều kiện kinh tế kém thuận lợi hơn các phường, việc chưa phát triển nhanh mạng lưới trường lớp GDMNNCL đến cũng là điều dễ hiểu. Sự phân bố không đều giữa các khu vực trong thành phố Kontum thể hiện chính sách của chính quyền chưa thực sự đủ sức để kéo hệ thống GDMNNCL về những vùng khó khăn của thành phố.Do đó chính quyền thành phố cũng cần có những chính sách ưu đãi nhất định phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng khu vực để thu hút và kích thích các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ GDMNNCL ở những địa bàn có điều kiện khó khăn hoặc đẩy mạnh xã hội hóa GDMNNCL tại các khu vực trung tâm có điều kiện thuận lợi, giành ngân sách tập trung cho các xã, vùng

khó khăn để đảm bảo nhu cầu học tập của trẻ em, tránh những thiệt thòi và kéo ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)