CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Các cơ sở pháp lý

- Luật giáo dục 2012 có quy định cụ thể về chính sách ưu đãi cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập: "Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo đơn đặt hàng, được hưởng các chính sách về thuế và tín dụng. Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học..."

- Thông tư 32/2010/TT-BGDĐT ban hành ngày 2/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi để tổ chức kiểm tra, công nhận các xã đạt phổ cập đảm bảo đúng thực chất, khách quan và nghiêm túc.

- Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND, ngày 26/12/2011 của UNBD Tỉnh Kontum Phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Kontum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025: " Hoàn thành các chỉ tiêu về giáo dục trong chương trình nông thôn mới".

- Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 19/10/2011 của UBND Tỉnh Kontum về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kontum giai đoạn 2011-2020.

Tỉnh Kontum Về quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Kontum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025: " Tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng mạng lưới trường học, phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số".

- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Kontum, những đề án, chương trình kế hoạch phát triển giáo dục của tỉnh. Các cấp quản lý Sở đến Phòng GD-ĐT đã xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học và triển khai thực hiện tới tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trong tỉnh.

3.1.2. Một số dự báo về thay đổi môi trường hoạt động GDMN

a. Các dự báo định tính

- Xu hướng phát triển giáo dục mầm non, đặc biệt là GDMNNCL ngày càng được quan tâm

- Trên thế giới và ở Việt Nam, chủ trương xã hội hóa giáo dục ngày càng phổ biến, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập phát triển.

- Gia tăng xu hướng phát triển toàn diện đối với trẻ em, đặc biệt là các trẻ em miền núi, vùng sâu vùng xa.

- Ngành giáo dục có xu hướng quy về 1 chuẩn đánh giá đối với cả 2 loại hình trường công lập và ngoài công lập, dùng ngân sách Nhà nước, huy động thêm nguồn lực từ xã hội, người dân, dần hướng đến bước phát triển mới, trong đó giáo dục là lĩnh vực phi lợi nhuận, nhưng thành quả giáo dục sẽ được tận dụng triệt để để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ dẫn đến cần đổi mới phương pháp dạy và học, và cách quản lý giáo dục

- Yêu cầu của các bậc bố mẹ đối với bậc giáo dục MN ngày càng cao hơn do đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết đó là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo

viên để đáp ứng theo tiêu chuẩn.

- Hiện tượng bạo lực đối với trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập hiện nay đang là mối quan tâm lớn của hầu hết các bậc phụ huynh và cả đội ngũ giáo viên. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực trong các trường mầm non bao gồm nhiều yếu tố: Do chất lượng và đạo đức của giáo viện xuống cấp, Hiệu trưởng, chủ lớp còn hạn chế về kinh nghiệm và năng lực tổ chức quản lý. Sự quản lý, giám sát của UNND cấp phường chưa tốt.

b. Các dự báo định lượng

Dự báo quy mô dân số thành phố Kontum, tỉnh Kontum đến hết năm 2015 172.000 người, quy mô dân số đến năm 2025 khoảng 184.927 người.

Dự báo trẻ em độ tuổi mầm non của Thành phố năm 2015 là 10.322 em và năm 2025 là 17.300 em.

Khi số trẻ em tăng lên thì đòi hỏi phải thành lập thêm trường, lớp mầm non để các em học. Như vậy dự báo đến hết năm 2016, nhu cầu người dân TP.Kontum cần có thêm 97 lớp mầm non, đến năm 2025 cần thêm khoảng 270 lớp nữa so với 2015. Số trường mầm non tăng thêm phụ thuộc vào quy mô của mỗi trường.

3.1.3. Mục tiêu phát triển

Nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện, mở rộng GDMNNCL, hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện phổ cập đúng độ tuổi với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

- Trong 2015, thực hiện được các mục tiêu sau:  Huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ trên 20%

 Huy động trẻ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 80-85%.

 Trên 25% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và xóa hết các phòng học tạm

 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 46-47%

- Đến năm 2020:

+ Trẻ mẫu giáo suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn dưới 10%. + Huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ: trên 30%.

+ Huy động trẻ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 90-95%. + Trên 25% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. + 50% giáo viên trên chuẩn.

3.1.4. Định hướng phát triển

- Củng cố quy mô, mạng lưới trường, lớp mầm non ngoài công lập hiện có - Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự lành mạnh của thị trường

- Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở tât cả các ngành học, bậc học. Huy động sự đóng góp của nhân dân từ nhiều nguồn để chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục và nâng cao dân trí.

- Tiếp tục cũng cố, quy hoạch các trường mầm non, xác định quy mô lâu dài phù hợp với từng địa phương. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đẩy mạnh phong trào xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

- Chuẩn hóa, đồng bộ theo hướng hiện đại về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ

cấu. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ, tạo điều kiện để trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách.

- Tăng cường về quản lý, chỉ đạo chuyên môn để đảm bảo sự phát triển đúng hướng, tằng quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho các trường. Tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục.

- Bảo đảm chế độ chính sách cho giáo viên theo quy định: Giáo viên mầm non ngoài công lập được nhà nước hỗ trợ tiền lương, mức hỗ trợ cụ thể giao cho UBND tỉnh báo cáo và thống nhất.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN GDMNNCL TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KONTUM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KONTUM

3.2.1. Gia tăng về quy mô, mạng lưới hệ thống GDMNNCL

Để GDMNNCL phát triển và phát triển tốt theo định hướng giáo dục của ngành, đảm bảo chất lượng, yêu cầu phát triển của thành phố và được xã hội đồng thuận cần phải:

Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống, mạng lưới giáo dục mầm non. Thông qua đó, UBND thành phố cần có những chính sách về quỹ đất, về nguồn vốn ưu đãi và các chính sách khác nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non. Đồng thời UBND thành phố cần thực hiện triệt để chính sách xã hội hóa giáo dục trong thời gian tới. Quy hoạch mạng lưới giáo dục của Tỉnh.

Điều chỉnh ban hành quy hoạch phát triển giáo dục, bao nhiêu trường? Ở đâu?

bạch các chính sách, quan điểm chỉ đạo, đảm bảo quyền lợi để nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư.

Khuyến khích các cơ sở tư nhân phát triển: Tuyên truyền, vận động quảng bá hình ảnh, chất lượng của các trường.

Khuyến khích đầu tư trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích hình thức liên doanh, liên kết

Khuyến khích hình thức liên kết hộ gia đình và nhà trường. Cải tiến quy trình thành lập trường MNNCL.

Khuyến khích các trường mầm non theo mô hình PPP (Public - Private Partner) hợp tác công - tư, trong đó Nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào dịch vụ hoặc các công trình công cộng của Nhà nước.

Quy hoạch mạng lưới đi cùng quá trình đô thị hóa, vận động và thu hút đầu tư, có yêu cầu bắt buộc với các quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, có chính sách ưu đãi từng khu vực, tạo điều kiện đa dạng hóa các loại hình GDMN.

Cơ cấu lại nguồn lực đúng chủ trương, quan điểm nhất quán trong thu hút đầu tư, Nhà nước chỉ đầu tư những lĩnh vực mà ngoài công lập không thể đáp ứng. Khuyến khích sự đa dạng các dịch vụ hỗ trợ người học, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ưu tiên cho trường mầm non công lập tập trung ở các khu vực khó khăn, kém phát triển, để trẻ em mọi tầng lớp đều có cơ hội được học tập tại môi trường thuận lợi.

Có chính sách hỗ trợ về mặt bằng, cải tiến quy trình thành lập trường MNNCL, mở rộng thêm trường.

Hướng tới các cơ sở đang có, lập phương án hỗ trợ thêm, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển ở đó: tổ chức các cuộc thi...

Củng cố, sắp xếp lại mạng lưới, trường lớp MNNCL hiện có ở các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Khuyến khích mở rộng thêm diện tích đối với những khu vực trường có điều kiện về quỹ đất.

Từng bước tách các nhóm, lớp mẫu giáo ghép để thành lập và phát triển loại hình trường MNNCL tại các điểm phù hợp; tập trung một số điểm lớp lẻ (1,2 lớp/ điểm lẻ) gần nhau thành một điểm trường có ít nhất từ 2-3 lớp trở lên để thuận tiện trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, sân chơi.

Mở lớp lẻ, xóa thôn, buôn trắng về GDMN đối với vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích phát triển và thành lập mới các trường MNNCL ở những nơi có điều kiện. Tiến hành rà soát quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh có đủ quỹ đất để xây dựng trường, lớp cho GDMN; cơ cấu lại nguồn lực đúng chủ trương, quan điểm nhất quán trong thu hút đâu tư, nhà nước chỉ đầu tư những lĩnh vực mà ngoài công lập không thể đáp ứng. Khuyến khích đa dạng các dịch vụ hỗ trợ người học, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đôn đốc việc giám sát đến UBND các xã trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục bậc mầm non; Có chính sách hỗ trợ kịp thời, cần sớm tổng kết việc thực hiện, để sớm thực hiện đề án xã hội hóa GDMN.

Tác động thay đổi nhận thức từ nhà quản lý, xã hội, nhà đầu tư, người học. Phát triển GDMNNCL là phát huy tiềm năng trí tuệ vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục tạo điều kiện để mọi người được thụ hưởng thành quả giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống:

động mọi nguồn lực trong xã hôi chia sẻ những hạn chế về nguồn Ngân sách, mặt khác nhu cầu giáo dục của nhân dân ngày càng cao và đa dạng, việc nhập cư của lao động đang độ tuổi sinh sản cũng gây khó khan cho việc đảm bảo nhu cầu học tập của trẻ độ tuổi mầm non của chính quyền thành phố. Chính vì vậy cần phải thay đổi nhận thức theo hướng tích cực, cần phải xem việc giáo dục ngoài công lập là cần thiết, lãnh đạo các cấp, các ngành cần nhận thức vai trò của giáo dục ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân để từ đó thay đổi công tác quản lý giáo dục cho phù hợp với yêu cầu, hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục và đào tạo, kiểm soát chặc chẽ việc thực hiện chương trình và chất lượng, thực hiện nghiêm túc Luật giáo dục.

Nhận thức xã hội: Xã hội cần có những dịch vụ giáo dục ngoài công lập bởi những gì mà vai trò giáo dục mầm non ngoài công lập đảm trách, sự hiểu biết và chia sẻ của xã hôi là cần thiết, là điều kiện để GDMNNCL phát triển. Việc này có ý nghĩa rất lớn đối với các đơn vị hoạt động trong hình thức xã hội hóa, hình thành đơn vị ngoài công lập.

Nhận thức nhà đầu tư: Đầu tư giáo dục là một lĩnh vực giáo dục khá đặc biệt, cần phải xem trọng trách nhiệm xã hội của các tổ chức. Do vậy cạnh việc kiểm tra giám sát hoạt động cần phải tuyên truyền vận động các tổ chức giáo dục đảm bảo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng các hình thức cung cấp, gắn quyền lợi với trách nhiệm.

Nhận thức người học: Cần tuyên truyền chủ trương xã hội hóa cụ thể là dịch vụ GDMNNCL nhằm đáp ứng sự đa dạng dịch vụ lựa chọn, đáp ứng nhiều phân khúc, tiện lợi, tiện nghi cho người học, nâng cao chuẩn giáo dục.

Sự chấp nhận, chi trả của người dân cũng được xem là sự chung tay của mọi người để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.

Phân bố chỉ tiêu, giám sát việc thực hiện đến các UBND quận, huyện, phường, cấp quản lý trực tiếp các cơ sở giáo dục bậc mầm non. Đôn đốc việc tạo điều kiện khuyến khích các cơ sở GDMNNCL cung cấp các dịch vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng đa dạng hóa loại hình phục vụ cho nhiều đối tượng cộng đồng. Tránh phân biệt đối xữ giữa cơ sở công lập và dân lập.

3.2.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

Khác với GDMN công lập, GDMNNCL có những thuận lợi trong việc linh hoạt nên có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu nhiều phân khúc hẹp, đa dạng hình thức. Song dịch vụ giáo dục nói chung và GDMN nói riêng đòi hỏi khắc khe các điều kiện tham gia cũng như chất lượng dịch vụ, dù công hay tư đều phải đánh giá trên một chuẩn yêu cầu và mục tiêu giáo dục. Do vậy, thành phố cần phải có các chính sách:

Khuyến khích sự phát triển của các loại hình, chủng loại dịch vụ MNNCL để chia sẻ các khó khăn của ngành cũng như chính quyền thành phố ví như loại hình đáp ứng nhu cầu cho trẻ ở độ tuổi dưới 12 tháng do đặc thù của độ tuổi không tiện di chuyển xa.

Khuyến khích phát triển loại hình trường chất lượng cao.

Cho phép các cơ sở GDMNNCL tự lựa chọn các dịch vụ tăng thêm nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, các cơ sở được chủ động liên kết với các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Áp dụng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ để phát triển loại hình trường chất lượng cao.

Gia tăng các dịch vụ tăng thêm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Trong đó chú trọng đến một số dịch vụ như:

+ Cung cấp xe đưa đón trẻ nhằm giúp cho bậc phụ huynh thuận tiện trong việc sắp xếp thời gian cho công việc, dịch vụ đưa đón trẻ đi học còn có thể hạn chế tắc nghẽn giao thông vào giờ cao điểm cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ từ nhà đến trường và ngược lại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố kon tum (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)