1.2.2.Thái La n : Hướng vào phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam
3.3.1 Môi trường chính trị- xã hội.
Rõ ràng sự ổn định chính trị là yếu tố kiên quyết để một công ty đa quốc gia đưa ra quyết định đầu tư mới. Điều này có thể thấy rõ ràng ngay khi có những biến cố xảy ra ở Trung Quốc thì ngay lập tức các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Từ đầu năm đến nay Trung tâm XTĐT phía Nam đã đón tiếp khá nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đến tìm hiểu về Việt Nam nhằm thay thế cho Trung Quốc. Ngoài ra, sự ổn định về chính trị - xã hội còn ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn và sử dụng hiệu quả ngồn vốn đầu tư. Trong lịch sử cho thấy những biến cố về thể chế chính trị sẽ làm thiệt thòi lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vụ đảo chánh quân sự ở Thái Lan đã gây thất thoát lớn cho các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc tại đây. Thêm một bằng chứng khác là sự lộn xộn ở Nga trong thời gian mới cải tổ đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng
3.3.2. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố lạm phát, cán cân thanh toán, tỷ giá hôi đoái. Những yếu tố này ít biến động sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường. Mức độ ổn định vĩ mô đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Khi một nhà đầu tư quyết định bước vào một thị trường mới nổi họ phải đem nguồn vốn bằng USD và chuyển qua đồng nội tệ, và khi nền kinh tế không ổn định vĩ mô, biến động tỷ giá và lạm phát sẽ làm cho hoạt động đầu tư gặp những rủi ro tương đối lớn.
Tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy sự tăng trưởng cũng như tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế trong tương lai. Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao và liên tục sẽ có cơ hội được nhà đầu tư nước ngoài để ý nhiều hơn các quốc gia khác. Thuận lợi của của các công ty đa quốc gia khi đầu tư vào các nước có tốc độ tăng trưởng cao là họ dễ dàng tiếp cận thị trường do tâm lý người tiêu dùng khá lạc quan với tình hình đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP cao cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế so với các quốc gia khác trong khu vực
3.3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng đây bao gồm hạ tầng đường xá, điện nước, cầu đường, trường học, y tế, xử lý nước thải, bệnh viện, thông tin liên lạc. Khi đầu tư vào một quốc gia có cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, hệ thống ngân hàng hoàn thiện thì công ty đó có thể giảm được các chi phí đầu tư, giảm được thời gian thực hiện dự án, giảm chi phí các khâu trung chuyển.
3.3.5. Trình độ quản lý và năng lực của người lao động.
Trong quản lý học, nguồn lao động đóng vai trò then chốt đến thành công thất bại của một tổ chức Nguồn lao động bao gồm nguôn lao động cứng và nguồn lao động mềm, một nền kinh tế cạch tranh cần đủ nguôn lao động cao cấp đảm nhiệm những vị trí quản lý cần chuyên môn cao nhưng cũng đồng thời cần các lao động phổ thông có tay nghề để đứng trực tiếp sản xuất. Khi đầu và tiến độ hiệu quả dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra. Trước đây Việt Nam được đánh giá là quốc gia dồi dào lao động với chi phí thấp tuy nhiên điều này chỉ có thể là lợi thế thu hút các công ty sản xuất trong lĩnh vực thâm dụng lao động với công nghệ thấp không phải lợi thế để thu hút các ngành công nghệ cao. Còn tương lai Việt Nam nên tập trung phát triển nguồn lao với chất lượng cao để thích ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài.
Một trong những chính sách lớn của Việt Nam về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là thực hiện những cam kết của nước ta trong việc đối sử ngang bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước: xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phí với các nhà đầu tư nước ngoài, không phân biệt nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước...Đặc biệt sau khi Việt Nam vào WTO, những cam kết này càng được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp trong và ngoài nước được cạnh tranh ngang bằng. Bên cạnh việc mở rộng quan hệ kinh tế với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam còn ký kết nhiều hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo tiền đề cho quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp các nước.
3.3.7. Cải cách về thủ tục hành chính.
Việt Nam đang thực hiện những cải cách về thủ tục hành chính từ trung ương đến điạ phương, kết hợp hoàn thiện hệ thống pháp luật cùng với những sửa đổi, bổ sung những quy định mới trong thu hút đầu tư (như quy định về thuế, quy định làm thủ tục đầu tư…) giúp các doanh nghiệp cắt giảm thời gian và có hiệu quả hơn trong việc đầu tư. Thêm vào đó, những công tác xúc tiến đầu tư đa dạng cùng với những chính sách ưu đãi nhà đầu tư luôn được Chính phủ quan tâm: những cuộc thảo luận nghiên cứu về công tác xúc tiến đầu tư, các chính sách mới ưu đãi về thuê cơ sở hạ tầng…Những thay đổi tích cực, phù hợp này khuyến khích và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài.
3.3.8. Chính sách hỗ trợ và khuyến khích kịp thời các doanh nghiệp FDI. FDI.
Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ hoặc khuyến khích kịp thời các doanh nghiệp FDI. Như, những ưu đãi về thuế của Chính phủ: chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp FDI hay gần đây, Việt Nam đang tiến hành cổ phần hoá nhiều doanh nghiệp quốc doanh. Doanh nghiệp không chỉ chịu sự quản lý của riêng Nhà nước như trước kia nữa, mà giờ đây có thể chịu sự quản lý của nhiều doanh nghiệp nước
ngoài tham gia đầu tư. Cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh là một hình thức mới mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia đầu tư. Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng để thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài, thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp hay: đền bù giải toả trước hoặc tổ chức đấu giá đất đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật; với các dự án ưu tiên, thành phố Hà Nội chịu một phần chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng; với dự án đặc biệt, thành phố sẽ ứng trước tiền đền bù giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư hoàn trả lại sau.
Từng bước từng bước một, Việt Nam đang có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.